Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Ông Nguyễn Mai Long, Giám đốc điều hành Easy Credit (Khối tín dụng tiêu dùng của EVN Finance) rất lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực này. Lượng hồ sơ vay hàng tháng của công ty tăng tới 3 con số, dù giá trị tuyệt đối chưa nhiều.
“Thị trường tín dụng tiêu dùng sẽ còn tăng trưởng mạnh, bởi vẫn còn một bộ phận lớn người dân chưa tiếp cận được tín dụng ngân hàng”, ông Mai Long tin tưởng.
Tương tự Easy Credit, hai tân binh khác là SHB Finance và Mcredit cũng đang tăng trưởng rất tốt. Cả ba công ty này đều nhắm vào cho vay tiền mặt. Theo nghiên cứu của Công ty FiinGroup, các tân binh này khiến thị trường tài chính tiêu dùng trở nên cạnh tranh hơn.
“Mcredit đã có một màn trình diễn ấn tượng khi chiếm hơn 5% thị phần chỉ vào năm thứ 2 sau khi ra mắt nhờ tập trung vào các khoản vay tiền mặt. Theo sau đó là SHB Finance và Easy Credit”, các chuyên gia của FiinGroup nhận định.
Theo FiinGroup, bức tranh thị phần của các công ty tài chính đang dần thay đổi theo hướng co hẹp thị phần của các ông lớn. FE Credit dù vẫn chiếm thị phần lớn nhất, nhưng đã giảm còn 47,3% năm 2018 (so với gần 49% năm 2017).
Home Credit cũng giảm từ 17,3% xuống còn 16,9%. Thị phần một loạt công ty tài chính khác như HD Saison, Prudental Finance, Toyota Finnanseal… cũng giảm nhẹ, trong khi thị phần một số công ty nhỏ và các tân binh tăng dần lên.
Trên thị trường hiện nay, các công ty tài chính được chia làm 2 nhóm: nhóm cho vay nóng, chấp nhận dự phòng cao gồm FE Credit, Mcredit (tăng trưởng vượt 254%, nợ xấu lên tới 6%)… và nhóm ưu tiên chất lượng tài sản tốt hơn, đặt mục tiêu an toàn vốn cao hơn, gồm Mirae Asset, JACCS, Prudential Finance.
Với lãi suất cho vay cao, biên lợi nhuận lớn của công ty tài chính, không phải ngân hàng nào cũng chọn thành lập hoặc mua lại công ty tài chính. Trong bối cảnh công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiền mặt, đồng nghĩa với nợ xấu có nguy cơ dâng cao, nhiều ngân hàng càng tỏ ra thận trọng.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho hay: “Trong vòng 5 năm tới, Vietcombank không có chủ trương thành lập công ty tài chính tiêu dùng. Lý do là cho vay tiêu dùng lãi suất cao không phải là khẩu vị của Vietcombank. Cho vay lãi suất cao đương nhiên sẽ khiến nợ xấu cao, từ đó sẽ liên quan đến hình ảnh, trách nhiệm của Vietcombank”.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, cũng cho biết hiện rất nhiều mô hình cho vay tiêu dùng qua mạng bùng nổ. Song các ngân hàng không thể cho vay kiểu “bạt mạng” như vậy, mà phải chuẩn chỉnh và lãi suất theo hướng hợp lý.
Theo các chuyên gia ngân hàng, lựa chọn đầu tư vào công ty tài chính tiêu dùng hay không phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, sự tham gia nhiều hơn của các công ty tài chính là rất cần thiết trong bối cảnh tín dụng đen lan rộng.
Thực tế, không thể phủ nhận, công ty tài chính tiêu dùng đang là “gà đẻ trứng vàng” của nhiều ngân hàng. Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, FE Credit vẫn là “mô hình kinh doanh quan trọng và hiệu quả” của ngân hàng và vẫn đóng góp tới 44% vào lợi nhuận hợp nhất của toàn ngân hàng.
Thị trường tín dụng tiêu dùng sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng Năm 2018, thị trường tín dụng tiêu dùng đã chững lại với mức tăng trưởng 30,4%, thấp hơn so với mức tăng gần 60% của trung bình 5 năm trước, một phần do nợ xấu tăng cao sau một thời gian tăng trưởng nóng, bị Ngân hàng Nhà nước cảnh báo. Song theo đánh giá của lãnh đạo các công ty tài chính, thị trường sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng. Bởi tuy nhu cầu vay mua tiêu dùng (mua xe máy, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại…) đã bão hòa, song nhu cầu vay tiền mặt vẫn rất lớn và đây chính là “miếng bánh” mà mọi công ty tài chính đều đang nhảy vào. |
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m