Tín dụng tiêu dùng gặp khó ở các kênh truyền thống

Minh Tâm - 02/07/2019 07:43 (GMT+7)

(VNF) - Hiện nay, cho vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại đang là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mở rộng dư nợ các khoản vay này đang gặp một số khó khăn.

VNF
Tín dụng tiêu dùng gặp khó ở các kênh truyền thống

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường FiinGroup, dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015-2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013-2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn mức 59% trung bình 5 năm trước.

Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018). Đây vẫn là mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới (40-50%).

Hiện nay, cho vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại đang là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, việc mở rộng dư nợ các khoản vay này đang gặp một số khó khăn.

Thứ nhất, theo VDSC, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái siết chặt hơn đối với cho vay mua nhà.

Cụ thể, trước đây hệ số rủi ro với các khoản vay cá nhân bảo đảm bằng bất động sản cố định ở mức 50%, tuy nhiên theo quy định tại Thông tư 41, hệ số rủi ro sẽ thay đổi trong khoảng 25-200% tùy thuộc Tỷ lệ bảo đảm (Số dư khoản phải đòi/Giá trị tài sản bảo đảm) và Tỷ lệ thu nhập (Số dư phải hoàn trả trong năm/Tổng thu nhập trong năm của khách hàng).

Đối với các tổ chức chưa đáp ứng được Thông tư 41, NHNN dự định ban hành Thông tư 36 sửa đổi, trong đó nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay đảm bảo bằng BĐS có dư nợ gốc trên 1,5 tỷ lên 100-150%.

Đồng thời, NHNN cũng đang lấy ý kiến dự thảo quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa cho phép xuống 30% trong vòng 3 năm tới. Các động thái này về cơ bản dự kiến sẽ khiến vay mua nhà bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng nói chung.

Thứ hai, các khoản vay khác như phương tiện đi lại và điện tử, điện máy cũng chiếm tỷ trọng cao do các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đang tiếp cận khách hàng chủ yếu thông qua các kênh bán lẻ hiện đại theo chuỗi hoặc thương mại điện tử, vốn đem lại hiệu quả cao và giúp tiết kiệm được chi phí quản lý. 

Tuy nhiên, VDSC cho rằng sự có mặt của họ tại các kênh chuỗi đang trở nên dày đặc, trong khi nhu cầu tiêu thụ xe máy, điện thoại, điện máy đang dần bão hòa.

Công ty chứng khoán này dẫn dữ liệu của Euromonitor rằng doanh số hàng điện tử, điện máy năm 2018 giảm còn 11% so với mức bình quân 13,9% trong 5 năm trước.

Ngoài ra, VAMM (Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam) cũng ghi nhận mức tăng trưởng số lượng xe máy tiêu thụ chậm lại trong hai năm qua và thậm chí trong quý I vừa rồi còn có tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

Trong khi đó, cho vay bằng tiền mặt dự kiến cũng sẽ bị hạn chế khi các cơ quan quản lý đang có ý định siết chặt hơn giải ngân trực tiếp cho khách hàng.

"Do vậy, việc mở rộng dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn trước", VDSC đánh giá.

Sự có mặt của các công ty tài chính tiêu dùng tại các chuỗi bán lẻ đang trở nên dày đặc, trong khi nhu cầu tiêu thụ xe máy, điện thoại, điện máy đang dần bão hòa.

Khi các tổ chức tín dụng tập trung đáp ứng các nhu cầu vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại, vốn là các phân khúc có nhu cầu lớn, dễ tiếp cận, thì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt do sự tham gia của nhiều đối thủ.

Do đó, VDSC cho rằng để khai thác tốt hơn xu hướng sắp tới của tín dụng tiêu dùng, cũng như thích ứng với định hướng quản lý của cơ quan nhà nước, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng sẽ cần có các phương thức tiếp cận mới.

Cụ thể, về sản phẩm, các nhu cầu tiêu dùng khác cũng cần được tập trung đáp ứng, như mua sắm, du lịch, làm đẹp, nội thất, giải trí, bảo hiểm. Theo đó, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để tiếp cận gần hơn đến các nhu cầu đa dạng, cụ thể của khách hàng.

"Về đối tượng khách hàng, do tài chính toàn diện đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng cần chú trọng hơn đến các phân khúc chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính như đối tượng thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, vượt qua các kênh truyền thống phổ biến như trước đây", VDSC khuyến nghị.

Công ty chứng khoán này cho hay theo nghiên cứu từ kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng nên phát triển dịch vụ ngân hàng đại lý để mở rộng mạng lưới và hợp tác với các công ty viễn thông và công ty Fintech trong việc tiếp cận đến các phân khúc còn đang bỏ ngỏ này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

Bức tranh lợi nhuận quý II: Bán lẻ và thép là điểm sáng, ngân hàng giảm tốc?

(VNF) - Trong bối cảnh mùa báo cáo tài chính quý II cận kề, MBS Research đã công bố dự báo kết quả kinh doanh (KQKD) của một số ngành và doanh nghiệp niêm yết.

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

Công nghệ: Cú hích cho bảo hiểm vi mô

(VNF) - Sự phát triển của bảo hiểm vi mô ở Việt Nam có thể góp phần thay đổi đáng kể cục diện của ngành bảo hiểm theo nhiều cách.

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

Hải Phòng: Thanh tra chỉ rõ loạt sai phạm về đất đai tại huyện An Lão

(VNF) - Trong khoảng thời gian từ 2017-2022, UBND huyện An Lão đã ‘biến’ hơn 6.763m2 đất nông nghiệp thành đất ở trái quy định.

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center

(VNF) - Ngân hàng Woori Việt Nam đẩy mạnh phủ sóng thương hiệu bằng việc liên tiếp khai trương phòng giao dịch Lotte Center tại Lotte Center Hà Nội và chi nhánh Lotte Mall tại Lotte Mall Westlake Hà Nội.

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

Trung Quốc: Khoản đặt cược 100 tỷ USD trở nên 'tồi tệ' vì suy thoái

(VNF) - Tại nhiều khu vực của Trung Quốc, các nhà kho và khu công nghiệp từng là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư quốc tế đang phải vật lộn với sự chậm lại đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh doanh.

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

Vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy: Truy vết giao dịch 28.000 tỷ đồng

(VNF) - Liên quan đến vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, Công an TP. HCM đã khởi tố 318 vụ án với 961 bị can.

Dự án Thác Giang Điền: Chưa được phép đã bán 1.267 lô đất, thu lợi hơn 1.000 tỷ

Dự án Thác Giang Điền: Chưa được phép đã bán 1.267 lô đất, thu lợi hơn 1.000 tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra toàn diện đối với dự án khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền (Thác Giang Điền) do Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền làm chủ đầu tư.

Chiến lược mới của VinFast: Miễn phí gửi xe, sạc điện, ưu tiên chỗ đỗ

Chiến lược mới của VinFast: Miễn phí gửi xe, sạc điện, ưu tiên chỗ đỗ

(VNF) - Từ 1/7/2024 đến hết ngày 1/7/2025, người dùng ô tô VinFast sẽ được sạc pin miễn phí tại các trạm sạc V-GREEN. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 1/7/2026, ô tô điện VinFast cũng sẽ được miễn phí gửi (dưới 5 tiếng), được ưu tiên đỗ tại mọi địa điểm thuộc hệ sinh thái Vingroup.

AIA Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ‘Bùng Gia Lực’

AIA Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ‘Bùng Gia Lực’

(VNF) - AIA Việt Nam chính thức ra mắt Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe mới mang tên “Bùng Gia Lực”. Đây là một giải pháp bảo hiểm toàn diện, hướng đến việc chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong bối cảnh chi phí y tế và số lượt khám bệnh ngày càng tăng.

Choáng ngợp siêu biệt thự 'không bàn về tiền' của đại gia Đà Nẵng

Choáng ngợp siêu biệt thự 'không bàn về tiền' của đại gia Đà Nẵng

(VNF) - Căn biệt thự rộng tới 700m2 này có thể nói là nơi thể hiện được tâm hồn, gu thẩm mỹ, cá tính cũng như dấu ấn cá nhân của 'đại gia Đà Nẵng'.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.