'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tăng trưởng chậm lại, giá cả đi lên
PGS.TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân dẫn các số liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đang có sự suy giảm qua các thập kỷ (từ 7,6% trong giai đoạn 1991-2000, xuống còn 7,2% trong giai đoạn 2001-2010, và 6% trong giai đoạn 2011-2020) do thiên về các chính sách quản trị tổng cầu mà thiếu những động lực thúc đẩy tăng trưởng năng suất trong dài hạn. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3,72%, với quý II hồi phục nhẹ so với quý I, nhưng vẫn ở dưới xa so với con số mục tiêu 6,5% của Chính phủ.
Tình hình kinh tế ảm đạm còn được khẳng định thông qua một loạt các thống kê quan trọng khác như chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong ngành sản xuất chế biến chế tạo có 8 trong 9 tháng gần đây ở dưới ngưỡng trung lập 50 điểm, thể hiện triển vọng tiêu cực của ngành này; chỉ số tồn kho trong ngành tính tới cuối quý II cũng tăng hơn 20% so với cùng kỳ; tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động giảm, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng cao hơn trong nền kinh tế.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, ông Thế Anh cho hay kinh tế Việt Nam chứng kiến cả ba thành phần của tổng cầu (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) đều suy yếu. Tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản chỉ tăng lần lượt 2,68% và 1,15%, trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thậm chí còn giảm tới 10%. Mặt khác, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,2%. Như vậy, xét về cầu cuối cùng, đóng góp vào tăng trưởng trong nửa đầu năm chủ yếu là nhờ sự sụt giảm của nhập khẩu.
Nếu nhìn từ phía cầu sản phẩm theo giá hiện hành chúng ta cũng thấy có xu thế tăng chậm lại hoặc giảm sút. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 13,9%, nhưng 6 tháng chỉ còn tăng 10,9%, 8 tháng tăng 10%. Nhu cầu tiêu dùng giảm chủ yếu là do thu nhập của người dân giảm sút, môi trường lãi suất cao, và các thị trường tài sản (đặc biệt là bất động sản) đóng băng.
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội mặc dù được hỗ trợ khá lớn bởi đầu tư nhà nước nhưng chỉ tăng khiêm tốn ở mức 4,7% trong 6 tháng đầu năm. Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có sự cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây nhờ những nỗ lực thúc đẩy của Chính phủ nhưng vẫn còn dưới xa mức kế hoạch, chỉ đạt khoảng 49,4% so với kế hoạch tính đến hết tháng 8/2023 do vướng thủ tục pháp lý, thiếu động lực, hạn chế nguồn cung nguyên vật liệu.
Đặc biệt, đầu tư tư nhân tăng rất chậm khoảng 2,1% trong nửa đầu năm do lãi suất cao, khó tiếp cận tín dụng hay phát hành trái phiếu/cổ phiếu, và đặc biệt là do niềm tin vào triển vọng kinh tế trong tương lai giảm sút. Tương tự như vậy, đầu tư nước ngoài, ngoại trừ năm 2022 hồi phục từ nền thấp, hầu như không có sự thay đổi trong mấy năm qua do sự khó khăn chung của của kinh tế thế giới. Tính đến cuối tháng 8, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm 8,2% trong khi tổng vốn thực hiện tăng nhẹ 1,3%.
Sau nhiều năm, lần đầu tiên thương mại hàng hóa của Việt Nam đã liên tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng âm. Mặc dù đã hồi phục nhẹ từ quý II, nhưng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lũy kế ước tính đến hết tháng 8/2023 vẫn giảm ở mức hai con số, lần lượt khoảng 10% và 16,2%.
Với thực tế trên, theo ông Thế Anh, nhìn về tương lai, lạm phát đang dần chịu sức ép và nhiều khả năng quay đầu tăng trở lại trong những tháng tới, khi Việt Nam vừa trải qua các đợt tăng giá điện, nước và lương cơ bản. Ngoài ra, xung đột địa chính trị và thời tiết bất lợi đang có xu hướng làm giá nhiên liệu và nhiều loại nông sản tăng trở lại. Sự mất giá của đồng nội tệ hay việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá trong thời gian tới cũng là những yếu tố quan trọng khác quyết định lạm phát của năm 2023.
Tập trung giảm lãi suất cho vay
Ông Thế Anh đánh giá nhìn chung kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng còn rất thấp so với điều kiện bình thường và tình trạng này có nguy cơ kéo dài. Với tình hình hiện tại, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng Việt nam có thể sử dụng một số biện pháp chọn lọc hỗ trợ tổng cầu nhưng cần kết hợp các chính sách cải thiện tổng cung tiềm năng.
Thực tế, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành đồng thời bơm thanh khoản giúp mặt bằng lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng giảm khá nhanh, từ mức 8-10% trong quý I xuống còn khoảng 6-7%/năm hiện nay. Lãi suất tiền gửi kì hạn ngắn dưới 6 tháng chỉ còn 4-5%/năm.
"Việc sử dụng công cụ lãi suất đã gần đến điểm tới hạn và Việt Nam không còn nhiều dư địa thể hạ thêm bởi các ràng buộc: các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao; điều kiện lãi suất thực dương trong nước (lãi suất huy động ngắn hạn đã xấp xỉ bằng với lạm phát lõi); cam kết ổn định tỷ giá và dòng vốn ngoại", ông cho biết.
Do vậy, ông Thế Anh kiến nghị chính sách tiền tệ hiện nay chỉ nên tập trung vào giảm lãi suất cho vay, gỡ bỏ những rào cản chưa phù hợp trong việc tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường giám sát và quản trị rủi ro hệ thống. Tốc độ tăng cung tiền trong hai năm gần đây là khá thấp, do vậy bơm thanh khoản là cần thiết để duy trì mặt bằng lãi suất thấp.
Tuy nhiên, trong dài hạn Việt Nam cần ổn định được tỷ lệ cung tiền rộng/GDP, vốn đã rất cao so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực (bất chấp việc đã hai lần điều chỉnh GDP theo phương mới trong một thập kỉ qua), để tránh gây bong bóng giá tài sản và lạm phát.
Thay vì lạm dụng các công cụ tiền tệ, ông cũng cho rằng Việt Nam nên theo đuổi định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kì – tăng cường chi tiêu/giảm thuế trong thời kì khó khăn, cắt giảm chi tiêu/tăng thuế trong thời kì thuận lợi. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, phải bắt đầu tích lũy xây dựng lại đệm tài khóa sau đại dịch, thì Việt Nam lại đang có những thuận lợi nhất định về tài khóa khi quy mô nợ công đã giảm đáng kể xuống chỉ còn quanh 40% GDP, dưới xa ngưỡng trần mục tiêu 60%.
Đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa cần phải được chú trọng và chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút và nhiều doanh nghiệp sa thải lao động. Các biện pháp này có thể bao gồm trợ cấp thu nhập cho hộ nghèo và người bị mất việc, giảm thuế VAT đối với hàng thiết yếu nội địa, cho vay trả lương để doanh nghiệp giữ chân người lao động, và giảm bớt gánh nặng thuế thu nhập cá nhân.
"Nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm trừ gia cảnh, giảm bớt bậc thuế và hạ thuế suất thu nhập cá nhân không chỉ giúp người dân trong nước bù đắp được phần nào chi phí sinh hoạt tăng nhanh trong những năm qua, mà còn là biện pháp góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam có thể tham gia áp thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới", ông Thế Anh kiến nghị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.