Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong bài tham luận tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 diễn ra sáng nay (19/9), PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, sau 3 năm trải qua đại dịch covid và vượt qua nó theo một logic “nghiệt ngã” không hoàn toàn giống nhiều nước khác, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng - phát triển nhìn chung là tích cực. Các con số phản ánh thành tích tăng trưởng - ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đặt trong sự so sánh quốc tế, là minh chứng tốt cho nhận định này. Trong sự so sánh quốc tế, những thành tích kinh tế vĩ mô mà Việt Nam đạt được trong những năm qua đều chứng tỏ năng lực trụ hạng, khả năng đối mặt “các con gió ngược” rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn xuyên suốt quá trình thực tiễn, ông Thiên cho rằng, có hai vấn đề lớn đặt ra. Thứ nhất là xu hướng suy giảm động lực tăng trưởng kinh tế liên tục và kéo dài.
Cụ thể, trong gần 40 năm đổi mới, dù mức tăng trưởng bình quân không thấp, song cứ sau mỗi giai đoạn 10 năm, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam lại bị giảm gần 1% tốc độ bình quân. Điều này cho thấy tồn tại thực tế xu hướng suy giảm mạnh kéo dài động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suốt từ khi bắt đầu đổi mới tới nay. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào giải thích xu hướng này một cách có hệ thống và mang tính thuyết phục cao.
Vấn đề thứ 2 mà ông Thiên chỉ ra là quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”.
Ông Thiên dẫn ví dụ nghịch lý về phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành. Đối với lực lượng doanh nghiệp Việt, tuy gắn với quá trình chuyển đổi kinh tế chưa lâu, song có những đặc điểm phát triển khác thường.
Một mặt, ông Thiên cho rằng đó là những doanh nghiệp có năng lực chống chịu và sinh tồn phi thường. Bằng chứng rõ ràng, thuyết phục của nhận định đó chính là thực tế hiếm có nơi nào trên thế giới mà các doanh nghiệp phải trả giá vốn (lãi suất) cao như ở Việt Nam, thường là gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường “bình thường” trên thế giới, chưa kể các khoản chi phí giao dịch, cũng thường là cao vượt trội.
“Xin lưu ý rằng việc trả giá vốn cao ở Việt Nam không diễn ra trong một thời gian ngắn, có tính nhất thời và đơn lẻ. Thực tế, nó đã kéo dài trường kỳ hàng chục năm”, ông cho biết.
Theo logic cạnh tranh thị trường, với gánh nặng chi phí như vậy, trình độ còn thấp và thực lực yếu, doanh nghiệp Việt khó có thể tồn tại trong môi trường kinh tế “mở”. Thế nhưng, một cách thực tế, các doanh nghiệp Việt vẫn tồn tại một cách bền bỉ và mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào thành tựu phát triển của đất nước.
Nhưng thực tế lại cũng cho thấy một khía cạnh khác trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt. Câu hỏi đặt ra là tại sao với năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có như vậy mà đa số doanh nghiệp Việt mãi cứ là những thực thể nhỏ bé và yếu kém, cứ “chậm lớn”, “khó lớn”, “ngại lớn”, khi “li ti hóa” trở thành xu hướng xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt.
Từ góc nhìn này, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế cho rằng nếu đo sự phát triển doanh nghiệp theo logic chạy tiếp sức, sẽ thấy vấn đề tuổi thọ của doanh nghiệp Việt là đáng lo ngại. Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập. Đây là một tỷ lệ không bình thường. Nó hàm ý số doanh nghiệp Việt “sống thọ” không nhiều. Một bộ phận lớn doanh nghiệp chưa kịp lớn đã “ra đi”.
Đối ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp, ông nhấn mạnh xu thế đó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Tình thế nghịch lý này được bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2023.
Cụ thể, sang năm 2023, số doanh nghiệp Việt thành lập mới liên tục giảm trong khi số rút khỏi thị trường tăng mạnh. 8 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (124.700) so với số doanh nghiệp mới thành lập và gia nhập lại (149.400) đạt xấp xỉ 84%, cao vượt trội mức 68,7% của năm 2022.
“Xu thế phát triển doanh nghiệp chậm lại và khó khăn hơn trong thời gian gần đây phản ánh một tình thế mới, chưa từng thấy trong gần 40 năm đổi mới của Việt Nam”, ông nhìn nhận.
Đến hết tháng 8/2023, giải ngân đầu tư công - trọng tâm của nỗ lực bơm vốn cho nền kinh tế của Chính phủ được cải thiện rõ rệt so với các năm trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu, ông Thiên đánh giá mức độ tiến triển vẫn được coi là chậm mới đạt 39,6% kế hoạch. Trong khi đó, ở kênh tín dụng, mức tăng trưởng chỉ đạt 5,5% trong khi mục tiêu cả năm là tăng 14%.
Nguồn: Widata
Theo ông Thiên, mức tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn đầu tư công thấp thực sự là điều gây bất ngờ trong bối cảnh đa số doanh nghiệp đang “đói vốn, khát vốn”. Nó càng khó ngờ khi trong mấy tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều chính sách và giải pháp mạnh hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp thoát khỏi tình thế khó khăn. Cộng lực với Chính phủ, hệ thống ngân hàng cũng làm điều chưa từng thấy khi 4 lần hạ lãi suất, áp dụng nhiều giải pháp nới lỏng điều kiện vay vốn, cho dù áp lực nợ xấu, lạm phát, tỷ giá hối đoái và cả áp lực phải đẩy mạnh cho vay tiếp tục tăng.
“Nền kinh tế khát vốn nhưng không hấp thụ được vốn, nhiều doanh nghiệp đói vốn nhưng lâm vào tình thế không thể, không dám và không cần vay vốn, tùy theo hoàn cảnh mỗi doanh nghiệp. Đây thực sự là một nghịch cảnh phát triển”, ông Thiên nhấn mạnh và cho biết trong tình trạng chung đầy bất thường và khác thường, sẽ còn nhiều nghịch lý phát triển khác như tăng trưởng GDP cao - lạm phát thấp; lạm phát thấp - lãi suất cao….
Tìm giải pháp khơi thông nguồn lực cho doianh nghiệp, ông Thiên nhấn mạnh bài học về sự thiên lệch trong phát triển các thị trường tài chính, tiền tệ. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra những bất ổn và rủi ro trong nền kinh tế. Thị trường tín dụng đang phải đóng vai là người cung cấp vốn chính, cả vốn ngắn hạn lẫn dài hạn cho nền kinh tế, trong khi những thị trường và kênh có chức năng chính là cung cấp vốn dài hạn như thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, kênh đầu tư công chưa được quan tâm phát triển đúng tầm và đúng cách, dẫn tới chỗ phát triển chưa đến tầm và thiếu đồng bộ. Đây là một trong những căn nguyên chính của tình trạng tắc nghẽn cung - cầu về vốn, dễ tạo sóng đầu cơ và gây nhiều rủi ro hệ thống.
"Một thực tế điển hình là cách phản ứng chính sách giật cục. Điển hình là cách ứng xử với thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2023 đã gây tổn thương cho thị trường, cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các kênh cung ứng vốn nhà nước quan trọng hàng đầu như đầu tư công (và cả chi tiêu công) gặp nhiều ách tắc về cơ chế, thủ tục, sau nhiều thập niên, hầu như không cải thiện gì về tốc độ, có những mặt còn trầm trọng hơn", ông Thiên dẫn chứng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.