Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Theo thỏa thuận của hợp tác này, tiền của người cho vay sẽ được NCB quản lý.
Thông qua việc hợp tác, NCB cũng đặt kỳ vọng gia tăng tập khách hàng hiện hữu, tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số và các dịch vụ thu phí khác. Cùng với đó là phát triển dịch vụ ngân hàng số nói chung như: công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong tìm kiếm khách hàng; công nghệ phân luồng hồ sơ tự động, công nghệ quản lý khoản vay…
Ông Trần Thanh Quang – Giám đốc Ngân hàng số NCB chia sẻ: “Thông qua việc ký kết hợp tác với Tima, trên nền tảng các dịch vụ ngân hàng số, hai bên sẽ cùng phát huy lợi thế để khai thác tốt nhất tiềm năng của mình, đẩy mạnh tăng trưởng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bảo đảm tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước và pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cả hai bên, tăng sức cạnh tranh trên thị trường”.
Chia sẻ tại buổi ký kết, ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc & Thành viên HĐQT Tima khẳng định Tima vẫn đang tiếp tục nỗ lực phát triển tệp khách hàng thông qua việc liên tục tối ưu trải nghiệm của khách hàng bằng hệ thống công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân lực.
Được biết, trước đó, Tima và Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) cũng đã ký kết hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận hợp tác, tiền của người cho vay trên sàn Tima sẽ được Nam A Bank quản lý, người cho vay chủ động giải ngân cho người vay.
Trong khi đó, tài khoản người vay trên sàn Tima cũng sẽ được tích hợp sẵn các kênh thanh toán của Nam A Bank. Do đó, người vay có thể thực hiện giải ngân cũng như trả lãi, gốc thông qua các kênh thanh toán của ngân hàng này.
Vào tháng 10/2018, Tima và Tổng công ty bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank Insurance) cũng đã công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, Tima sử dụng dịch vụ của Bảo hiểm VietinBank để cung cấp cho người vay vốn, với mục đích khi người vay vốn không may gặp phải những rủi ro không lường trước được, Bảo hiểm VietinBank sẽ giúp họ trả nợ cho các khoản vay.
Với số vốn đầu tư ban đầu 150 tỷ đồng, Tima bắt đầu tham gia thị trường tài chính công nghệ từ năm 2015 với vai trò là nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đầu tiên tại Việt Nam.
Tính đến nay, Tima đã nhận đầu tư vòng thứ nhất (Series A) từ các quỹ Dunearn Singapore Fund, G Capital năm 2016 và vòng đầu tư thứ hai (Series B) từ quỹ ngoại Belt Road Capital vào tháng 10/2018 với định giá gần 500 tỷ đồng.
Hiện sàn Tima có 40.127 đơn vị, cá nhân cho vay và hơn 4 triệu người vay trên các nền tảng. Mỗi ngày sàn xử lý gần 5.000 đơn vay. Tổng số tiền kết nối giải ngân qua sàn Tima đến nay đạt gần 4 tỷ USD.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.