'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến nay thị trường UPCoM đã có những bước tăng trưởng rất đáng ghi nhận. Ngày 24/6/2009 là ngày khai trương thị trường UPCoM, tại thời điểm đó chỉ có 10 doanh nghiệp thực hiện đăng kí giao dịch với tổng giá trị đăng ký giao dịch 1200 tỷ đồng.
Tính đến ngày 2/6/2016, thị trường UPCoM đã có 302 doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch với tổng giá trị đăng kí giao dịch 69.500 tỷ đồng. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng đã có những bước tăng trưởng đột biến trong năm 2015 và 5 tháng đầu năm 2016.
Kể cả các giao dịch mua từ các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường UPCoM trong 5 tháng đầu năm nay đã tương đương 95% lượng mua của nhà đầu tư nước ngoài cả năm 2015".
- Việc hình thành thị trường này đã mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và thị trường thưa ông?
Hình thành thị trường UPCoM mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia trên thị trường. Trước tiên, là lợi ích cho các nhà đầu tư, thị trường UPCoM ra đời giúp cho các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn về mặt hàng hóa để đầu tư, tiếp đến là tăng tính an toàn trong các hoạt động giao dịch và hoạt động thanh toán.
Vì các hoạt động giao dịch và hoạt động thanh toán được thực hiện, quản lý bởi cơ quan, tổ chức nhà nước. Như vậy, các hoạt động giao dịch sẽ an toàn hơn rất nhiều so với những giao dịch đầy rủi ro bên ngoài.
Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ dễ tiếp cận những thông tin về các doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Vì khi các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM, họ phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nhà nước.
Đồng thời, khi doanh nghiệp tham gia thị trường UPCoM cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vào kênh huy động vốn mới, ngoài kênh huy động vốn của ngân hàng.
Tiếp đến, thị trường UPCoM ra đời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý thu hẹp thị trường tự do, thúc đẩy việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Khi UpCoM phát triển, mua bán cổ phiếu UPCoM thuận lợi hơn, có nghĩa là nhà đầu tư sẽ giảm bớt đi lo lắng về tính thanh khoản của những cổ phiếu họ nắm giữ. Tuy nhiên lại tiềm ẩn rủi ro bởi cũng có những công ty làm ăn không minh bạch, kém hiệu quả. Vậy Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội có giải pháp nào để kiểm soát vấn đề này, thưa ông?
Để hạn chế những rủi ro cho các nhà đầu tư khi giao dịch trên thị trường UPCoM thì HNX cũng có một loạt những giải pháp để hỗ trợ các nhà đầu tư như: áp dụng các quy định trên thị trường UPCoM giống như các quy định trên thị trường niêm yết, do đó các giao dịch diễn ra được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, HNX đã cho áp dụng hệ thống công bố thông tin điện tử. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động công bố thông tin tới công chúng đầu tư. Theo thống kê từ HNX, 100% các doanh nghiệp trên thị trường UPCoM đã thực hiện công bố thông tin qua hệ thống này.
- UPCoM được xem như sân "tập dượt" cho các doanh nghiệp chuẩn bị lên niêm yết cổ phiếu ở HNX hay HOSE. Vậy sự tập dượt này nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ phía HNX thưa ông?
Ngay từ khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ để đăng kí giao dịch vào thị trường UPCoM, HNX đã tiếp cận với các doanh nghiệp để thông báo các quy định khi họ tham gia vào thị trường chứng khoán.
HNX cũng cắt cử các bộ phận để đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiêp trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ khi các doanh nghiệp đăng ký tham gia thị trường UPCoM, đặc biệt là nghĩa vụ công bố thông tin, nghĩa vụ báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán.
- Tới đây, sẽ có một nhóm tầm 60 - 100 doanh nghiệp gọi chung với tên dự kiến là UPCoM Premium, bao gồm những doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn theo một số tiêu chí do HNX xây dựng và được đưa vào rổ. Ông có thể nói rõ hơn mục đích cũng như lợi ích của việc này đối với thị trường UPCoM ?
Hiện tại, số lượng các doanh nghiệp trên thị trường UPCoM là 302, xấp xỉ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và 3/4 số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp trên UPCoM lại chưa đồng đều.
Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn, HNX dự định cuối tháng 6 sẽ áp dụng phân bảng (đến thời điểm này HNX đã công bố danh sách UPCoM premium). Trong đó, sẽ có bảng UPCoM premium (gồm các doanh nghiệp trên UPCoM đáp ứng được các tiêu chuẩn, định lượng của các doanh nghiệp niêm yết).
HNX xác định bảng UPCoM premium sẽ là nguồn hàng cho các doanh nghiệp niêm yết và cũng là 1 nhóm các doanh nghiệp tốt trên thị trường UPCoM giúp các nhà đầu tư có cơ sở để ra quyết định trước khi đầu tư.
- Ông có đánh giá thế nào về sự phát triển của thị trường UPCoM trong thời gian tới? HNX sẽ có những giải pháp gì và lộ trình như thế nào để phát triển thị trường này thưa ông?
Để có kết quả như này hôm nay, HNX cho rằng có sự hỗ trợ rất lớn từ các chính sách từ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đặc biệt, là các chính sách liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các chính sách đã được cụ thể hóa tại Nghị định 60/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán đã tạo cho thị trường UPCoM lượng hàng hóa cũng như cơ hội phát triển rất tốt.
Với tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay, cùng với các quy định đã được thông qua thì tốc độ phát triển của thị trường UPCoM sẽ còn được kéo dài hết năm nay thậm chí sang đến năm 2017.
Sắp tới đây, HNX phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thực hiện sửa đổi Thông tư 196 về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần - gắn đấu giá cổ phần hóa với đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, rút ngắn thời gian cổ phiếu chưa đưa vào lưu thông.
Nếu Thông tư này được sửa đổi sẽ hỗ trợ rất tốt cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng như hỗ trợ cho tiến trình phát triển thị trường UPCoM.
Thời gian tới, HNX sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên thị trường đăng ký giao dịch.
Đồng thời, HNX sẽ tổ chức các đợt tiếp xúc, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp nào chưa thực hiện đăng ký trên UPCoM sẽ tham gia đăng ký UPCoM để thị trường này có bước phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.