'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá việc triển khai dự án đầu tư xây dựng trường ở Hòa Lạc rất chậm so với kế hoạch đề ra.
Sau 15 năm từ ngày khởi công (năm 2003), dự án mới làm được 6 tuyến đường, 3 khu nhà, đền bù giải phóng mặt bằng được 75% diện tích, nhưng chưa có khu tái định cư cho người dân vào ở. Trong khi kế hoạch đặt ra là đến năm 2025, trên khu đất 1.000 ha sẽ có 8 đại học, 5 khoa trực thuộc, 5 viện, 10 trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và các trung tâm nghiên cứu liên hợp, 10 đơn vị phục vụ. Toàn bộ cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội ở nội thành được dời lên Hòa Lạc.
Dự án bị chậm tiến độ, theo Phó giám đốc Hải, do được cấp vốn quá ít. Từ năm 2003 đến nay, dự án mới được đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, bằng 8% tổng vốn ước tính (25.800 tỷ đồng).
Khó khăn thứ hai là khu Hòa Lạc thuộc ranh giới giữa Hà Nội và Hà Tây (cũ) nên ban đầu gặp khó trong thu hồi đất. Chế độ đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân ở Hà Nội, Hà Tây khác nhau. Khi sát nhập hai địa phương, việc đền bù được quy chung về một khung của Hà Nội, nhưng như thế chế độ đền bù của người thuộc đất Hà Tây (cũ) lại mâu thuẫn với người trước đó.
Đến giờ dự án vẫn chưa giải phóng toàn bộ mặt bằng do chưa bố trí được khu tái định cư để người dân đến ở. Hơn 10 năm qua, đã nhận tiền đền bù nhưng nhiều hộ gia đình vẫn sinh sống, trồng cấy trên mảnh đất đáng ra họ đã phải di dời. Đây là khó khăn phát sinh do việc đầu tư không theo kế hoạch.
"Tới đây, sau khi có khu tái định cư, việc giải phóng mặt bằng với những hộ dân còn sinh sống trong dự án có lẽ vẫn phức tạp", ông Hải nói.
Cái thiếu nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội là giảng đường và khu nghiên cứu. Trường hiện có 45.000 sinh viên, 4.000 cán bộ, gần chạm tới quy mô phục vụ của dự án ở Hòa Lạc là 63.500 học sinh, sinh viên, 6.550 cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, tổng diện tích của trường ở nội thành Hà Nội chỉ 15,6 ha, phân bố lẻ tẻ tại tại các quận. Đại học Quốc gia Hà Nội do đó chỉ đáp ứng được tối thiểu quy định về cơ sở vật chất, diện tích mặt sàn giảng đường trên sinh viên.
"Cơ sở vật chất là nút thắt phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội", ông Hải nói và cho biết nhà trường phải làm 7 nhà tạm ở cơ sở Hòa Lạc cho giảng viên trường thành viên là Đại học Khoa học Tự nhiên có chỗ nghiên cứu khoa học. Cơ sở hiện tại của trường ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) không còn diện tích đáp ứng nhu cầu này.
Việc có một cơ sở rộng rãi với đủ không gian để học tập, nghiên cứu, theo ông Hải, là mong muốn của cán bộ giảng viên, sinh viên nhà trường. Dự án ở Hòa Lạc rất được ngóng đợi, vì tạo điều kiện cho nhà trường phát triển theo đúng tiêu chuẩn của một đại học quốc gia, hướng tới mục tiêu đạt đẳng cấp quốc tế.
Năm 2008, dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được chuyển cho Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Từ thời điểm đó đến năm 2017, đơn vị này tập trung làm đường sá chạy khắp khu đất 1.000 ha. Cuối năm 2017, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận lại vai trò chủ đầu tư dự án. Đầu năm 2018, trường khởi công xây dựng khu giảng đường với mặt sàn là 15.000 m2 cho Đại học Khoa học Tự nhiên, dự kiến 1,5-2 năm sẽ hoàn thành.
Trước vướng mắt về vốn, năm 2017 Thủ tướng đã đồng ý ưu tiên cấp vốn giải phóng mặt bằng tái định cư; cho vay ODA... và có những cơ chế đặc thù đối với dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Tuy nhiên, Phó giám đốc Nguyễn Hoàng Hải chưa thể khẳng định thời điểm nào sẽ hoàn tất tổng thể dự án và di dời toàn bộ Đại học Quốc gia Hà Nội lên cơ sở mới. "Việc này phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan", ông nói.
Về mục tiêu di dời Đại học Quốc gia nhằm giảm tải cho nội đô (theo đề án năm 2013), ông Hải cho rằng "khó đạt được". Đề án đặt mục tiêu lấy 7,44% vốn đầu tư dự án ở Hòa Lạc từ việc xã hội hóa chuyển giao tài sản và quyền sử dụng đất các cơ sở hiện nay của trường. Tuy nhiên, với khoản kinh phí không hề nhỏ đó, các chủ đầu tư xã hội hóa khó có thể dùng nó vì mục tiêu giảm tải cho nội đô.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt và thông qua báo cáo tiền khả thi năm 2003, với mục tiêu phát triển một đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á. Cuối năm 2003, dự án được khởi công. Kế hoạch đặt ra là đến năm 2015, trên khu đất 1.000 ha sẽ có 9 đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh học tập. Toàn bộ cơ sở hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội ở nội thành được di dời lên Hòa Lạc. Năm 2013, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể, dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được mở rộng thành 1.113 ha, thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2025. Ngoài 1.000 ha là khu đại học và các cơ sở nghiên cứu cao cấp, diện tích còn lại là khu tái định cư. Dự án sẽ phục vụ cho khoảng 60.000 sinh viên, 3.500 học sinh chuyên và 6.550 cán bộ, nhân viên. Tổng vốn đầu tư ước tính được nâng từ 7.320 tỷ đồng (năm 2003) lên hơn 25.800 tỷ đồng, trong đó 82,63% là vốn nhà nước. |
Xem thêm >> Tin chứng khoán ngày 21/8: Chuyện lạ ở HVN
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.