Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại Hội thảo Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW với chủ đề: “Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra mới đây, ông Đỗ Đình Hiệu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho rằng, hiện nay doanh nghiệp tư nhân đang gặp hai khó khăn chính đó là: khó tiếp cận vốn và đất đai.
Liên quan tới vấn đề về đất đai, ông Hiệu chỉ ra rằng, hiện nay nhà nước quy định doanh nghiệp, nhà đầu tư được tiếp cận đất đai sau 77 ngày, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thì có lẽ 5 lần 77 ngày chưa chắc đã tiếp cận được đất đai.
“Việc hoàn thiện hồ sơ của nhà đầu tư, công tác chấp thuận chủ trương đầu tư nhanh nhất cũng phải nửa năm, như vậy cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp liệu có còn?", ông Hiệu đặt câu hỏi.
Về yếu tố vốn (tài chính), theo ông Hiệu thì nguồn vốn là thứ doanh nghiệp cần nhất. Một khi doanh nghiệp đã có đủ nguồn vốn và đất đai rồi thì câu chuyện sẽ vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, “nút thắt” lớn hiện nay lại nằm trong tay các ngân hàng. Một chiều thì các ngân hàng tiếp cận tới các doanh nghiệp thông qua hiệp hội để mời doanh nghiệp vay vốn. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp lại không thể tiếp cận được nguồn vốn, trong khi ngân hàng thì thừa vốn.
Ông Hiệu nhận định: “Đây vẫn là nút thắt thuộc về thể chế, thể chế vẫn chưa gắn với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp. Chính từ việc thiếu nguồn vốn và đất đai khiến doanh nghiệp khó lớn. Một khi đã lớn lên được một chút thì lại có những doanh nghiệp 'ngại lớn' vì những lý do khác nhau".
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV, kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV
Trả lời khúc mắc về hai vấn đề nêu trên, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, đây không chỉ là vấn đề gây nhức nhối đối với riêng các doanh nghiệp Việt Nam, mà nó còn là vấn đề chung của các doanh nghiệp trên thế giới.
"Đây là vấn đề chung của các nền kinh tế, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, trong đó có Việt Nam", ông Lực nói.
Ông Lực chỉ ra rằng, một năm của chúng ta nhận mức tăng trưởng 17%, trong khi các nước chỉ tăng 5 đến 10%, Trung Quốc chỉ 12%/năm. Điều đó nói lên rằng nền kinh tế Việt Nam không hề “tắc nghẽn”.
“Mặc dù ngân hàng rất muốn cho vay tín chấp nhưng nhiều khi lại không dám cho vay bởi thông tin các doanh nghiệp hiện nay không chính xác, thiếu minh bạch, không đầy đủ thì liệu ai dám đứng ra cho vay. Lúc cho vay mất vốn, vi phạm pháp luật ra tòa thì ai là người dám đứng ra cho vay?”, ông Lực nói.
Liên quan tới khó khăn về thế chấp đất đai, ông Lực cho rằng các bộ ngành liên quan chưa ngồi lại với nhau, đấy chính là một điểm “nghẽn” cần được giải quyết sớm mà 1 năm vừa qua chưa giải quyết được.
Xem thêm: Khu vực tư nhân: Động lực phát triển và những vấn đề để ngỏ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.