Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chưa bao giờ chúng ta lại sống trong một thời đại khi biết rằng có không ít người đứng trước khối tài sản của mình và tự hỏi: “Mình sẽ làm gì với đống tiền này?”. Ngay một câu hỏi rất đơn giản của không ít người hàng ngày và trong đó có tôi, đã cất lên cách đây khoảng hai năm chục năm. Đó là: “Sáng nay mình ăn gì nhỉ?”. Và cũng không dễ để trả lời câu hỏi ấy. Còn trước đó nữa, không ít gia đình phải hỏi: “Sáng nay có gì ăn không?”. Chỉ cần nghe những câu hỏi này cũng làm cho bất kỳ ai đều nhận ra được sự phát triển của đất nước.
Câu hỏi “Sáng nay mình ăn gì nhỉ?” cho thấy chúng ta có nhiều lựa chọn cho sự hưởng thụ. Nghĩa là ta đang ở cái thế của người được quyền hưởng thụ những gì tốt nhất từ điều kiện kinh tế của mình. Đấy là một chỉ số của điều kiện sống, một chỉ số của sự phát triển chứ chưa cần phải biết cụ thể mức độ thu nhập như thế nào. Nhưng câu hỏi “Mình sẽ làm gì với đống tiền này?” lại là một câu hỏi hệ trọng cho sự phát triển tiếp theo. Nếu trả lời được câu hỏi này thì một doanh nhân hay một quốc gia mới có cơ hội tiếp tục phát triển. Nếu không, thì đó cũng là dấu “chấm hết”, cho dù đống tiền vẫn ở trước mặt không vơi đi một chút nào. Hơn ai hết, những doanh nhân phải là những người thấu hiểu nhất điều này.
Khi một doanh nhân khởi nghiệp, thì đồng tiền quyết định sự thành đạt. Đồng tiền ở đấy chính là VỐN. Không có vốn, mọi ý tưởng của doanh nhân chỉ là những dòng chữ nằm trên giấy. Còn khi đã thành công, nghĩa là có rất nhiều tiền, thì doanh nhân mới là người quyết định số phận đồng tiền của mình. Một doanh nhân quyết định được số phận đồng tiền của mình, có nghĩa là doanh nhân đó đã quyết định được số phận của mình.
Làm gì với đồng tiền là sử dụng đồng tiền đó. Nguyên lý sống còn của kinh doanh là việc sử dụng đồng tiền. Một đồng tiền không được sử dụng, không được lưu thông là một đồng tiền chết. Nhưng một đồng tiền không được sử dụng đúng và cho những mục tiêu tốt đẹp, là một đồng tiền độc ác. Chúng ta đã bàn luận với nhau về điều này và đã cùng đi đến những điểm cơ bản nhất.
Có một ý tôi muốn nói thêm với anh trong lá thư này, về khái niệm đồng tiền ác. Biến một đồng tiền thông thường thành một đồng tiền ác không phải chỉ là dùng đồng tiền đó cho những mục đích xấu xa như buôn lậu, tiếp tay cho những hoạt động phá hoại, áp đặt những ý thích của mình với số đông, thỏa mãn những thèm muốn ích kỷ… Mà đôi khi dùng đồng tiền đó vào một số mục đích tưởng không hề ảnh hưởng đến ai, lại vẫn có thể biến đồng tiền đó thành đồng tiền ác.
Khi anh có một khối tiền khổng lồ mà anh chỉ nghĩ đến việc giữ tiền bằng cách “đóng băng” số tiền đó trong tài khoản cá nhân hay gia đình, bằng cách để lại một số tiền quá lớn cho các con, rồi các cháu chắt của anh… thì anh có biết, những đồng tiền đó đang tạo ra sự bất trắc cho chính gia đình anh và các con cháu anh không? Tôi xúc động khi chứng kiến một doanh nhân gọi con trai mình đến và đưa cuốn sổ tiết kiệm hàng trăm tỷ rồi nói: “Đây là toàn bộ tài sản của con, con hãy tư duy về kinh doanh theo cách của con để làm những điều tốt nhất cho những người còn nghèo đói và bất hạnh. Hãy đến một nơi nào thật đẹp nghỉ ngơi để suy nghĩ và viết dự án. Nếu dự án đó không làm con nhân văn hơn thì số tiền trong cuốn sổ tiết kiệm này sẽ biến mất trong một tiếng đồng hồ sau đó”.
Những lời nói của một người giàu có nói với con trai mình về đồng tiền là một chân lý của hạnh phúc. Chúng ta có thể chỉ cần 10 triệu đồng để đủ sống cho một tháng trong khi chúng ta có 1.000 tỷ đồng. Vậy số tiền ngoài 10 triệu đồng kia, sẽ được dùng làm ra điều gì mới là câu hỏi lớn nhất, quan trọng nhất của người có số tiền đó.
Hạnh phúc không nằm trong cái vị trí anh là người giàu nhất nước này, không nằm trong việc anh dùng những phương tiện, đồ dùng đắt nhất thế giới, mà nằm trong việc anh quyết định số phận của đồng tiền ấy. Đồng tiền cũng có số phận. Số phận ấy được định đoạt khi nó tham gia bảo vệ môi trường thiên nhiên hay tàn phá thiên nhiên theo một cách nào đó, khi nó làm ra những vẻ đẹp văn hóa hay phục vụ thân xác một cách vô độ, khi nó biến anh thành một kẻ trọc phú hay chìa tay cứu vớt một số phận khổ đau, khi nó được dùng để thúc đẩy sự văn minh xã hội hay chỉ trở thành một thứ tích lũy vô nghĩa….
Tôi đã từng nói với một người bạn giàu có rằng: “Trong cuộc sống, có một phép cộng luôn làm cho những người giàu bất hạnh. Đó là phép cộng tài sản”. Phép cộng này kéo bạn đi, không bao giờ dừng lại. Nếu bạn chỉ khát khao cộng và cộng vào tài khoản của bạn thì không bao giờ thấy tài khoản ấy là đủ”.
Tôi muốn đưa ra cho anh một phép tính khác: Phép trừ. Phép trừ này sẽ làm cho anh hạnh phúc. Nếu anh trừ đi tài khoản cho việc trồng một cái cây, một khóm hoa, cho việc làm sạch và đẹp một hồ nước, cho việc thưởng thức buổi hòa nhạc, ngắm tranh, đọc sách, xem phim, tạo ra những sinh hoạt chia sẻ cộng đồng... Ý nghĩa đích thực của cuộc sống sẽ bắt đầu xuất hiện. Và đó là hạnh phúc.
Một lần tôi nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp. Ông bước vào, quan sát, rồi nói: “Tôi nhận thấy ở đây có rất nhiều quí vị thành đạt, giàu có, nhưng tôi thấy quá ít người hạnh phúc. Bởi các quí vị quá tiếc nuối quá khứ và quá lo lắng cho tương lai mà không hề sống cho hết hiện tại của mình. Phép thiêng chỉ sinh ra ở đây và ngay bây giờ, nơi ta sống cho đến tận cùng khoảnh khắc đang sống”. Phần nhiều sự nuối tiếc quá khứ của ta là tiếc những cơ hội có được vật chất. Nếu ta nuối tiếc một kỷ niệm đẹp thì có nghĩa là nó đã trở thành một tài sản tinh thần không bao giờ bị mất giá như những đồng tiền. Tiếc nuối những kỷ niệm là nỗi nhớ, là sự tồn tại của cái đẹp trong tâm hồn ta.
Một năm mới đang tới. Tôi luôn đặt lòng tin vào con đường và quan niệm về kinh doanh cũng như về hạnh phúc của anh. Ngay trong chính câu hỏi rất thông thường của anh là: “Mình sẽ làm gì với đống tiền này?” đã chứa đựng những suy tư sâu sắc và lương tâm của một người giàu có. Chính câu hỏi ấy sẽ dẫn anh tới câu trả lời đúng nhất. Khi đặt ra câu hỏi ấy, là anh đã chạm vào hạnh phúc mà không ít người giàu có nhiều lần hơn anh, cũng không chạm vào được.
Thị xã Hà Đông, cuối đông 2019!
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.