Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Quá trình thanh tra cho thấy việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan để xảy ra một số khuyết điểm, vi phạm.
Một trong những kiến nghị của Thanh tra Chính phủ là kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo, thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Trao đổi với Đất Việt, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bày tỏ quan điểm không tán thành với việc yêu cầu trả lại Cảng Quy Nhơn cho Nhà nước.
Phân tích cụ thể, ông cho hay ban đầu, tỉnh Bình Định và Bộ Giao thông vận tải với vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông, vận tải, là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Vinalines khăng khăng đề nghị cho chuyển nhượng hết 49% vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn dù Vinalines muốn giữ lại và Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung, giải trình những nội dung quan trọng mà Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt ra về kinh tế-an ninh-quốc phòng hiện tại và lâu dài cần phải được làm rõ.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, chính Bộ Giao thông vận tải đã ban hành hai văn bản chuyển nhượng lần lượt 26,01% và 49% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo và chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
"Rõ ràng, tỉnh và Bộ đại diện cho Nhà nước đã quyết tâm muốn bán bằng hết và cuối cùng Vinalines đã được chuyển nhượng 75,01% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành. Giờ đây, nếu Nhà nước lại kiên quyết thu hồi 75,01% cổ phần Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành thì đó là tiền hậu bất nhất, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Tư duy luật sai thì dân chịu, quan chức nhà nước làm sai thì dân cũng chịu là điều không thể chấp nhận. Trong trường hợp này, hai bên phải bình đẳng, không thể có chuyện áp đặt, một bên vừa đặt ra luật chơi lại vừa quyết định kết quả cuộc chơi", Luật sư Trương Thanh Đức chỉ rõ.
Cũng theo vị luật sư, mỗi bên đều có quyền thay đổi quyết định của mình nhưng phải tuân theo đúng luật và chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra cho người khác.
Ông dẫn thương vụ hợp tác 32,5 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Ba Huân với Quỹ đầu tư VinaCapital làm ví dụ. Theo đó, Công ty Cổ phần Ba Huân muốn hủy thỏa thuận với Quỹ đầu tư VinaCapital, đó là quyền của doanh nghiệp nhưng để hủy thỏa thuận đã ký kết thì hoặc là hai bên tự thỏa thuận với nhau, hoặc là ra tòa.
Trong thương vụ giữa Ba Huân và VinaCapital, hai bên thỏa thuận và đã đi đến thống nhất chấm dứt việc hợp tác, đầu tư trên cơ sở tôn trọng pháp luật và hài hòa lợi ích.
Đối với trường hợp của Cảng Quy Nhơn, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết việc chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn giữa Vinalines và Công ty Hợp Thành đã hoàn tất, đã hết thời hiệu khởi kiện nên nếu Nhà nước muốn lấy lại 75,01% cổ phần thì phải làm đúng luật.
Có hai cách giải quyết: Một là, thỏa thuận tự nguyện việc mua lại, bán lại theo giá thị trường; Hai là, khởi kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp, khi đó tòa phán quyết như thế nào thì phải chấp nhận.
Dù vậy, theo quan điểm cá nhân, Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ, phương án tối ưu cho Cảng Quy Nhơn vẫn là nên để cho tư nhân quản lý và nếu Nhà nước thấy bất cập thì có thể sửa đổi pháp luật và chính sách cổ phần hoá, đồng thời rút kinh nghiệm đối với các trường hợp tương tự về sau sao cho đỡ bất cập.
Thực tế, trước khi Cảng Quy Nhơn về tay Công ty Hợp Thành, cảng đã hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước được 37 năm, mô hình công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ đa số được 3 năm nhưng không có nhiều đổi mới, bên cạnh đó tồn tại nhiều bất cập và tiêu cực trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Về việc này, Luật sư Trương Thanh Đức đặt nghi vấn về việc doanh nghiệp không cổ phần hóa thực sự.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.