Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ngày 12/3, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn dẫn đầu trực tiếp kiểm tra công tác triển khai thi công Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.
Dự án được đầu tư theo hình thức BOT và ký kết hợp đồng giữa Bộ GTVT với nhà đầu tư vào ngày 13/5/2021.
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp dự án cho biết: Đến thời điểm hiện nay, các đơn vị thi công đã huy động 144 thiết bị các loại, triển khai thi công 27 mũi trên tất cả 4 gói thầu xây lắp.
Tổng giá trị đạt được hơn 151 tỷ đồng, giá trị hợp đồng là 8.595 tỷ đồng, tỉ lệ đạt được là 1,77%.
Cụ thể, Công ty Hòa Hiệp với 7 mũi thi công, 52 thiết bị; giá trị đạt được hơn 62 tỷ đồng, giá trị hợp đồng 2.600 tỷ đồng, tỷ lệ đạt được là 2,39%. Công ty 456 với 4 mũi thi công, 20 thiết bị; giá trị đạt được hơn 13 tỷ đồng, giá trị hợp đồng là 645 tỷ đồng, tỷ lệ đạt được hơn 2%.
Công ty Đại Hiệp 2 mũi thi công, 12 thiết bị; giá trị đạt được hơn 29 tỷ đồng, giá trị hợp đồng là 605 tỷ đồng, tỷ lệ đạt được là 4,92%. Tổng công ty xây dựng Trường Sơn với 4 mũi thi công, 26 thiết bị; giá trị đạt được hơn 22 tỷ đồng, giá trị hợp đồng là 1.290 tỷ đồng, tỷ lệ đạt được là 1,77%.
Công ty CP Tập đoàn Cienco 4 với 7 mũi thi công, 34 thiết bị; giá trị đạt được hơn 16 tỷ đồng, giá trị hợp đồng là 1.270 tỷ đồng, tỷ lệ đạt được là 1,29%...
Cũng theo đại diện doanh nghiệp dự án, để đảm bảo khối lượng thanh toán, đáp ứng điều kiện giải ngân vốn vay và vốn VGF vào tháng 5/2022, thì trong tháng 3/2022, các nhà thầu phải bổ sung thêm 18 mũi thi công…
Ngoài những kết quả đạt được, hiện tại trên công trường vẫn đang còn một số vướng mắc, như đến nay doanh nghiệp dự án chỉ mới nhận bàn giao mặt bằng khối lượng 44,62/49,30km (90,51%).
Khối lượng mặt bằng còn lại đang vướng chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và đất qua các khu dân cư, công trình hạ tầng kỹ thuật, mộ…
Các mỏ vật liệu đất đắp cơ bản đáp ứng, tuy nhiên phân bố không đều nên giá thành vận chuyển cao, một số mỏ có hiện tượng nâng giá nên rất khó khăn; các mỏ cát trữ lượng đáp ứng nhưng công suất khai thác của các mỏ thấp, nhà thầu phải sử dụng rất nhiều mỏ…
Ngoài ra, quá trình rà soát hồ sơ bước thiết kế kỹ thuật và thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công, doanh nghiệp dự án phát hiện một số hạng mục cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
Điển hình là tại vị trí phía Nam hầm Thần Vũ, xin điều chỉnh một số hạng mục như giải pháp gia cố mái dốc, đoạn hầm tạm, đoạn hầm trần, mái cơ cửa hầm, kết cấu chống đỡ hầm chính và vỏ hầm…
Doanh nghiệp dự án kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với UBND tỉnh Nghệ An đẩy nhanh hơn nữa công tác GPMB những vị trí còn lại; cho tận dụng đá đào được để đắp nền; điều chỉnh thiết kế cửa hầm phía Nam hầm Thần Vũ; quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề trượt giá và vấn đề thủ tục thanh toán nguồn vốn VGF…
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn tại buổi làm việc với các bên liên quan sau khi kiểm tra thực tế công trường.
Theo Thứ trưởng, Bộ rất sẻ chia với các nhà đầu tư là hợp đồng BOT được ký từ tháng 5/2021, nhưng mãi đến tháng 2/2022 mới được ký kết hợp đồng tín dụng.
Nhưng qua điều này để thấy, trong gần 1 năm qua các nhà đầu tư dường như chưa làm được việc gì. Theo hợp đồng thì chỉ còn 27 tháng nữa là phải hoàn thành, nhưng đến nay chỉ mới thực hiện được tỷ lệ là 1,77%, trong khi vẫn còn rất nhiều vướng mắc cần phải giải quyết.
“Đây là dự án BOT, trách nhiệm chính thuộc về nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án. Bộ GTVT chỉ giao đề bài, còn nhà đầu tư phải tổ chức, thực hiện triển khai như thế nào cho phù hợp, khoa học và hiệu quả; Ban QLDA6 chỉ hỗ trợ, thống kê giúp Bộ.
Thực tế cho thấy, phần lớn thành viên nhà đầu tư đều rất chậm. Dự án có tổng số vốn lên đến 11.000 tỷ mà làm như thế này là không được. “Bút sa là gà chết”, chúng ta đã ký hợp đồng rồi, giờ không làm là không được”, Thứ trưởng Tuấn lo lắng.
Thứ trưởng cho biết: Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông ngày 9/3, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh kiên quyết không lùi tiến độ tổng thể, cũng như tiến độ của từng dự án. Chính phủ cũng đã quyết định cho phép chỉ định thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2.
Vì vậy, với các doanh nghiệp địa phương tôi chưa nói, riêng với nhà đầu tư là Tập đoàn Cienco 4 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thì tôi sẽ theo dõi sát sao. Nếu làm không xong, đừng mong làm các dự án khác.
Cũng theo Thứ trưởng, các nhà đầu tư, các đơn vị thi công phải mở lòng mình ra rồi ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, tháo gỡ và giúp nhau tiến độ và chất lượng.
Phải thay đổi tư duy và cách làm, không thể khư khư tư duy và cách làm cũ được nữa. Không thể lập tiến độ chung chung rồi không hiểu ra sản phẩm như thế nào. Phải xây dựng tiến độ cụ thể, chi tiết để hàng tuần, hàng tháng có sự điều chỉnh phù hợp.
Doanh nghiệp dự án cũng phải kiện toàn lại bộ máy để nâng cao tính chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Nếu cần thiết, đề nghị Ban QLDA6 hỗ trợ kiện toàn tổ chức của doanh nghiệp dự án, ban điều hành dự án…
Đối với các kiến nghị về việc tính trượt giá, giải ngân nguồn vốn VGF, Thứ trưởng giao các cục, vụ của Bộ rà soát lại các quy định, phối hợp với các nhà đầu tư, hỗ trợ một cách tốt nhất.
Còn việc tận dụng đất đắp và điều chỉnh vị trí phía Nam hầm Thần Vũ, Thứ trưởng và đoàn công tác hoàn toàn đồng ý chủ trương. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn, đẩy nhanh được tiến độ hơn và đặc biệt là vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
“Tôi xin nói lại là trách nhiệm phần lớn là của nhà đầu tư nhưng Bộ, các cục, vụ và Ban QLDA6 luôn theo dõi sát sao và sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ nhà đầu tư.
Phải đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, không phải là thêm 18 mũi thi công mà phải lên đến 40 mũi thi công để bù khoảng thời gian mình không làm được gì. Thời gian là tiền bạc”, Thứ trưởng Tuấn nói.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.