Thua lỗ kỷ lục, ‘ông lớn’ năng lượng Nga chuẩn bị sa thải hàng loạt
(VNF) - Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đang cân nhắc kế hoạch cắt giảm kỷ lục 1.600 nhân viên trong bối cảnh phải chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine vào đầu tháng 2/2022.
- Mỹ giáng đòn lên Nga: Khách hàng mua dầu lớn ở Châu Á gặp rắc rối 14/01/2025 08:45
Kinh doanh sa sút
Gazprom cung cấp khoảng 7% ngân sách liên bang của Nga vào năm 2021, 1 năm trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Đến năm 2023, Gazprom ước tính cung cấp khoảng một nửa số đó khi các lệnh trừng phạt, sản lượng giảm và tổn thất lịch sử ảnh hưởng đến ngành năng lượng. Việc sa thải hàng loạt có thể làm tăng thêm áp lực lên nguồn thu chính của Nga để duy trì chiến sự tại Ukraine.
Vào tháng 12, bà Elena Ilyukhina, phó chủ tịch ủy ban quản lý của Gazprom, đã gửi đề xuất tới CEO Alexey Miller về việc cắt giảm nhân viên từ 4.100 xuống còn 2.500 (tương đương 40%) tại văn phòng trung tâm của công ty và chi nhánh St. Petersburg, theo kênh telegram 47news.
Tới đầu tuần qua, các tài liệu này đã bị rò rỉ, trong đó bà Ilyukhina mô tả những thách thức mà Gazprom phải đối mặt. Trong lời kêu gọi "tối ưu hóa chi phí ở mọi cấp quản lý", bà cho biết công ty cần cắt giảm các chức năng trùng lặp và bộ máy quan liêu.
Theo bà Ilyukhina, trong 20 năm qua, số lượng nhân viên đã tăng lên tạo ra quỹ lương là 50 tỷ rúp (485 triệu USD) và "nguồn tiền từ việc cắt giảm chi phí lao động và phúc lợi xã hội" sẽ được chuyển hướng để tăng "động lực và sự phát triển của nhân viên", trong khi chờ kiểm toán vào ngày 15/2.
Forbes đưa tin rằng ông Sergey Kupriyanov, một phó chủ tịch khác của ủy ban quản lý Gazprom, đã xác nhận tính xác thực của bức thư nhưng không bình luận thêm.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử công ty độc quyền khí đốt nhà nước này khi công ty phải đối mặt với những thách thức kinh tế chưa từng có do các lệnh trừng phạt của phương Tây, gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính.
Tập đoàn năng lượng này đã phải chịu khoản lỗ lớn nhất trong ít nhất 25 năm qua lên tới 6,9 tỷ USD vào năm 2023 do doanh số bán khí đốt giảm hơn một nửa sau vụ nổ làm hỏng đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) tới châu Âu.
Doanh thu giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 8,5 nghìn tỷ Rbs, trong đó doanh số bán khí đốt giảm từ 8,4 nghìn tỷ Rbs xuống còn 4,1 nghìn tỷ Rbs.
Các nhà phân tích cho biết khoản lỗ này cho thấy Gazprom, từng là "nhà vô địch quốc gia" giàu có và sử dụng quyền kiểm soát nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu như một vũ khí địa chính trị, đã không thể thích ứng với sự sụt giảm doanh số bán hàng trên thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Các nước châu Âu đã thành công hơn mong đợi trong việc tìm kiếm nguồn khí đốt thay thế.
Mặc dù tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện vào năm 2024, các nhà phân tích cho rằng Gazprom khó có thể quay trở lại mức lợi nhuận trước đây.
EU quyết tâm chặn đứng năng lượng Nga
Một nhóm gồm 10 quốc gia EU ngày 13/1 đã kêu gọi tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm các hạn chế bổ sung đối với khí đốt tự nhiên, đặc biệt là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo đó, Thụy Điển, Ireland, Ba Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romania và 3 quốc gia vùng Baltic đề xuất cấm nhập khẩu cả khí đốt đường ống và khí đốt hóa lỏng của Nga. Mục tiêu là hạn chế doanh thu của Điện Kremlin, vốn đang được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến chống lại Ukraine.
Các biện pháp hạn chế này sẽ cần có sự chấp thuận nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên EU, nhưng điều này đang ngày càng trở nên khó khăn do sự phản đối của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán.
Theo đề xuất của 10 nước châu Âu, đội tàu chở LNG của Nga cần phải chịu các lệnh trừng phạt có mục tiêu, cấm cập cảng và cung cấp dịch vụ hàng hải trên lãnh thổ EU" .
Hơn nữa, họ ủng hộ các biện pháp hạn chế bổ sung đối với nhiều tàu chở dầu của Nga đến các nước thứ 3. Cái gọi là "đội tàu bóng tối" này đã giúp Nga vượt qua được mức giá trần do G7 áp đặt.
Khi Liên minh châu Âu bắt đầu tham vấn về gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga, các đề xuất bao gồm lệnh cấm nhập khẩu kim loại, mở rộng hạn chế vận chuyển hàng hóa và áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trước đó, có thông tin cho rằng Ấn Độ có kế hoạch từ chối các tàu chở dầu bị Mỹ trừng phạt. Nước này đã được hưởng lợi đáng kể từ việc nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga cho các nhà máy lọc dầu của mình.
Tuần trước, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga và các thực thể khác.
Nga cảnh báo Mỹ tránh xa Greenland: 'Vi phạm luật pháp quốc tế'
- Trung Quốc – EU lại đụng độ, tranh chấp thương mại leo thang 11/01/2025 09:15
- 'Trump 2.0' và những biến số mới với nền kinh tế toàn cầu 11/01/2025 07:30
- Giá Bitcoin giảm đột ngột đe doạ sự sụp đổ của thị trường 3.200 tỷ USD 14/01/2025 10:45
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.