Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây, Chủ tịch Jerome Powell nói ngoài việc tạo ra tiền vật lý, Fed có thể in USD điện tử. Một số nhà lập pháp Mỹ cũng đã từng đề nghị Fed xem xét việc phát triển đồng đô la kỹ thuật số vì bản chất của tiền tệ đang thay đổi.
Trước đó vào đầu tháng 5, Trung Quốc cũng đã chính thức thử nghiệm đồng Nhân dân tệ (CNY) điện tử ở 4 thành phố lớn, đồng thời một số công chức chính phủ sẽ nhận lương bằng đồng tiền này. Đã có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chấp nhận thanh toán sản phẩm, sử dụng dịch vụ của họ bằng đồng tiền trên, một số công ty nước ngoài tại Trung Quốc cũng chấp thuận CNY kỹ thuật số.
Thông báo từ Banque de France, Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên thử nghiệm thành công đồng EUR kỹ thuật số hoạt động trên blockchain của Ngân hàng trung ương (NHTW) Pháp (BoF), sau nhiều lời kêu gọi đổi mới công nghệ hỗ trợ sự phát triển. BoF cho biết họ đã thử nghiệm bán chứng khoán bằng tiền kỹ thuật số của NHTW.
Điều này báo hiệu sự bắt đầu của những thử nghiệm mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức cũng nói rằng ông ủng hộ đồng EUR kỹ thuật số. Còn NHTW Nga (CBR) cũng có động thái xem xét phát hành đồng RUB điện tử, dù nước này nổi tiếng không ủng hộ tiền điện tử “dưới bất kỳ hình thức nào”.
Một quốc gia trung lập trong kỷ nguyên số nhiều năm là Thụy Điển cũng đang thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số E-Krona do NHTW phát hành. Các NHTW khác như Campuchia, Bahamas, Saudi Arabia, UAE, Thái Lan… đều đang có động thái tương tự.
Việc nhiều nền kinh tế có ý tưởng hoặc lên kế hoạch về một đồng tiền điện tử cấp độ quốc gia, cho thấy có sự thay đổi lớn về tư duy để tiến lên thời đại 4.0, cũng như các thách thức sau dịch Covid-19 đang hướng kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu sang trang mới không có tiền lệ. Dó là do các doanh nghiệp, người dân, thành phần kinh tế đã bắt đầu thay đổi cách làm việc, sinh hoạt và cả nhu cầu tiêu dùng…
Thực ra Trung Quốc vốn đã có kế hoạch về CNY điện tử một thời gian dài và dự định thử nghiệm nhiều lần, nhưng việc này bị tạm hoãn, lần gần nhất là khi thỏa thuận chiến tranh thương mại với Mỹ giai đoạn 1 được ký kết.
Tiền điện tử quốc gia là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế đang chịu nhiều hậu quả từ dịch bệnh, thương chiến, chiến tranh tiền tệ… làm cho tiền giấy ngày càng bị mất chỗ đứng. |
Tuy vậy, khi dịch Covid-19 bùng nổ khắp thế giới khiến nhiều nước đòi điều tra nguồn gốc virus corona, thậm chí Mỹ đe dọa cắt đứt quan hệ cũng như gia tăng trừng phạt, đã khiến nước này quyết tâm hơn. Tờ China Daily nhận định một loại tiền điện tử có chủ quyền có thể giảm bớt tác động của bất kỳ biện pháp trừng phạt hoặc đe dọa loại trừ ở cả cấp độ quốc gia và công ty.
Sử dụng tiền điện tử cũng giúp nước này hạn chế các tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại, thậm chí cả chiến tranh tiền tệ khi việc điều chỉnh tỷ giá của NHTW Trung Quốc (PBoC) bị Mỹ cùng nhiều nước khác phản đối và đe dọa đưa nước này vào danh sách thao túng tiền tệ.
Về phía Mỹ, châu Âu hay một số nước khác đang nung nấu ý định phát hành tiền điện tử quốc gia của họ, còn mang nhiều ý nghĩa khác. Đặc biệt trong bối cảnh tiền pháp định được bơm ra ngày càng nhiều, thậm chí như Fed tuyên bố “sẵn sàng bơm không giới hạn đến khi kinh tế phục hồi”, khiến bảng cân đối tài chính của các NHTW ngày càng xấu, nguy cơ vỡ nợ lan rộng.
Và khi việc sử dụng tiền giấy ngày càng ít hiệu quả, các NHTW phải cần tới vũ khí khác, nhất là thế giới đang trong thời đại 4.0.
Hồi tháng 4, NHTW Hàn Quốc (BoK) thông báo triển khai thí điểm chương trình tiền kỹ thuật số do ngân hàng này phát hành, nhằm kiểm tra năng lực phát hành tiền điện tử của mình và đánh giá công nghệ hỗ trợ, cũng như hoàn thiện khung pháp lý để mở đường cho việc lưu hành đồng tiền này trong tương lai.
BoK cho biết họ cần chuẩn bị mọi thứ để có thể phản ứng tốt nhất trong điều kiện thị trường trong và ngoài nước thay đổi ngày một nhanh chóng. BoK cũng muốn thiết lập một hệ thống CBDC của riêng mình để có những bước chuẩn bị cho mọi tình huống thay đổi, nhằm hỗ trợ kinh tế đất nước một cách tối ưu, cũng như hạn chế tối đa những tác động bất lợi không lường trước.
Dù hướng tiếp cận mỗi quốc gia khác nhau nhưng cùng có điểm chung, là CBDC giúp cải thiện các khuyết điểm của tiền pháp định, tăng cường tính thuận lợi khi sử dụng và nâng cao hiệu quả thanh toán nhưng vẫn đảm bảo đồng tiền nằm dưới sự quản lý của NHTW.
CBDC là phiên bản kỹ thuật số đầy đủ của tiền pháp định (nhưng không neo vào tiền pháp định), lại có thể góp phần ngăn ngừa đầu cơ, hạn chế sự bùng nổ của tiền mã hóa (như đồng Bitcoin) do các tổ chức tư nhân, công ty hay cá nhân phát hành vốn không thể hoặc khó kiểm soát - điều không quốc gia nào mong muốn.
Kể từ khi tiền điện tử bắt đầu hơn 10 năm trước, nó đã trải qua nhiều thăng trầm trên thị trường tài chính, thế giới số và kinh tế quốc tế. Dù nhận được nhiều sự ủng hộ và phản đối cũng nhiều, nay cái nhìn đã bớt khắt khe hơn nhưng tương lai đồng tiền này vẫn còn nhiều bất định.
Tuy vậy kỷ nguyên này đã sang trang với sự tham gia của các NHTW hàng đầu, trong bối cảnh thị trường tài chính và kinh tế truyền thống bộc lộ nhiều điểm yếu, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra là đòn chí mạng vào kinh tế toàn cầu vốn đang “thở oxy” cùng với thương chiến, lợi suất âm, nợ chất cao, dù tiền được bơm ra như thác muốn nhấn chìm mọi thứ.
Do đó tiền điện tử có chủ quyền quốc gia được phát hành bởi NHTW là giải pháp dù còn khá sớm để nói về sự hiệu quả. Tiền điện tử vẫn còn con đường dài ở phía trước với nhiều rào cản cần phải vượt qua, như chi phí giao dịch thấp hơn, đáp ứng được giá trị thương mại để tiến tới được chấp nhận và sử dụng phổ biến.
Nhưng đây chắc chắn là luồng gió mới cho thấy NHTW các nước đang nỗ lực để hạn chế các tác động tiêu cực từ dịch bệnh, chiến tranh thương mại, các vấn đề toàn cầu hiện nay nhằm ngăn kinh tế suy thoái và mang tăng trưởng trở lại. Đi kèm với nó sẽ là nhiều chính sách khác với kỳ vọng thế giới sẽ tiến vào thời đại 4.0 một cách vững vàng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.