Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế, TP. HCM rất thích hợp để trở thành trung tâm tài chính của khu vực. Bởi, TP là cửa ngõ nối Tây Nguyên - Đông Nam bộ và ĐBSCL. Nếu nhìn ở tầm khu vực, đây là nơi có đường bay 1,5-2 tiếng đến tất cả trung tâm tài chính, thủ đô các nước ASEAN. Thế thì không có lý do gì mà TP. HCM không phải là trung tâm đặt văn phòng của các công ty tài chính, các ngân hàng, các tập đoàn quốc tế.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu-Phát triển TP. HCM, cần phải xác định rõ liệu TP. HCM có còn phát huy vai trò là đầu tàu thị trường tài chính của cả nước và khẳng định vị thế của khu vực trong dài hạn hay không. Bởi trong 15 năm qua, vai trò này của TP đã bị giảm sút. Do đó, muốn trở thành trung tâm tài chính, trước hết TP. HCM phải thể hiện rõ vị trí vai trò là đầu tàu kinh tế của vùng và cả nước. Nếu đánh mất vai trò này thì không thể xây dựng trung tâm tài chính được.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP phải duy trì ở mức như các năm trước đây từ 1,5-1,8 lần. Hoạt động kinh tế địa bàn TP. HCM phải mang tính thị trường nhất so với các nước. Phải nâng cao vai trò cửa ngõ quốc tế, giao lưu-giao dịch quốc tế.
Ba nhân tố cơ bản: Năng lực cạnh tranh, thể chế, nguồn nhân lực-cơ sở hạ tầng phải là đặc điểm vượt trội của TP. HCM. Đặc biệt, trước đây TP. HCM là nơi lập nghiệp của 63 tỉnh thành thì bây giờ phải là nơi khởi nghiệp của 63 tỉnh thành và của khu vực”.
Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, trường Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng TP. HCM đã có quá trình tích lũy và hội tụ để trở thành một trung tâm tài chính của khu vực: Từ vị trí địa lý đến vai trò đầu tàu kinh tế, tính năng động, đa văn hóa.
Tuy nhiên, TP vẫn còn nhiều điểm yếu, trong đó điểm nghẽn lớn nhất là hệ thống tài chính từ Trung ương đến địa phương, cơ chế chính sách còn bất cập và cơ sở hạ tầng kết nối với khu vực vẫn còn yếu kém. Thêm vào đó, các chính sách tài chính để hỗ trợ cho trung tâm tài chính quốc tế vẫn chưa được tính đến.
Theo Tiến sĩ Sử Đình Thành, phát triển trung tâm tài chính TP. HCM phải gắn liền đặc thù của một nền kinh tế đang chuyển đổi hội nhập sâu với thế giới. Hệ thống tài chính TP. HCM cần được phát triển đồng bộ, như: phát triển hệ thống thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu; phát triển công nghệ quản lý tài sản; phát triển các dịch vụ tài chính; tăng cường mạng lưới toàn cầu của công nghệ tài chính; hoàn thiện hệ thống giám sát và các quy định tài chính...
Đặc biệt, TP. HCM đang xây dựng đô thị thông minh, vì vậy, vai trò của quản trị thông minh, quản trị công nhằm tạo ra những chi phí dịch vụ công thấp nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh trên mọi phương diện, thu hút được dòng vốn quốc tế là vấn đề cần đặt ra.
Tiến sĩ Sử Đình Thành đề nghị, TP cần nắm bắt các cơ hội đang sẵn có đề làm nền tảng xây dựng trung tâm tài chính: “Chính phủ đang hướng đến một nhà nước kiến tạo, coi việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi làm động lực cho phát triển kinh tế tư nhân, thu hút vốn.
Tôi cho rằng đây là vấn đề, cơ hội mà TP cần nắm lấy để thay đổi các chính sách trong việc tạo môi trường thu hút vốn. Cơ chế đặc thù của TP đã hình thành, chúng ta nên đẩy mạnh, phát triển tận dụng cơ hội này để phát triển thành phố theo hướng trung tâm tài chính quốc tế”.
Để xây dựng TP. HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, TP phải đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh đô thị thông minh; nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và ứng dụng từng bước; đẩy mạnh việc hoàn thiện hạ tầng giao thông…
Một vấn đề nữa đang được đặt ra là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì TP. HCM không thể đi đầu về kinh tế và giữ vững vai trò của mình.
Về vấn đề này, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Đất nước đòi hỏi, Đảng đòi hỏi TP. HCM tiếp tục đi đầu về kinh tế. Chúng ta đang đóng góp ¼ kinh tế quốc dân, trong khi dân số chỉ có 10%, nhưng GDP chiếm gần 25%. Đất nước đòi hỏi chúng ta giữ vị trí này. Đòi hỏi thì đi với tiền đề là đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực. Không đi đầu về chất lượng nguồn nhân lực, không đi đầu về kinh tế được”.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định, TP. HCM xây dựng đề án phát triển TP thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là vì cả nước chứ không phải vì TP, để phục vụ cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, lộ trình mà lãnh đạo TP. HCM đưa ra là, ít nhất trong tháng 10 tới đây, TP phải xong đề án chi tiết xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM, trả lời được tính khả thi, có nên làm hay không để báo cáo Hội đồng nhân dân.
Cuối năm 2019, sẽ báo cáo Thủ tướng về dự án, xin cơ chế đặc thù. Nhiều chuyên gia kỳ vọng, đề án này của chính quyền TP. HCM sẽ trở thành chủ trương của quốc gia do Chính phủ chỉ đạo thì sẽ thực hiện thành công.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.