Trận chiến pháp lý 8,5 tỷ USD làm rung chuyển ngành thời trang Mỹ
(VNF) - Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã kiện để ngăn công ty mẹ của Coach thực hiện thỏa thuận 8,5 tỷ USD mua lại thương hiệu đối thủ Michael Kors. Các chuyên gia tin rằng đây là vụ kiện chống độc quyền lớn đầu tiên ảnh hưởng đến ngành thời trang Mỹ.
Tapestry (sở hữu Coach, Kate Spade và Stuart Weitzman) đã đồng ý mua lại Capri (chủ sở hữu của Michael Kors, Versace và Jimmy Choo) vào năm ngoái khi nhiều thương hiệu thời trang phải chịu sự sụt giảm doanh số hậu cơn sốt mua sắm của đại dịch.
Tuy nhiên, thỏa thuận được đề xuất cho Capri đã bị đình trệ kể từ khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ kiện để ngăn chặn vụ sáp nhập trị giá 8,5 tỷ USD này cách đây 5 tháng. Phiên tòa xét xử tại Manhattan vào tháng này sẽ giúp xác định liệu vụ tiếp quản có thể diễn ra theo đúng kế hoạch hay không.
Các chuyên gia tin rằng đây là vụ kiện chống độc quyền lớn đầu tiên ảnh hưởng đến ngành thời trang. Nếu các cơ quan quản lý thành công trong việc ngăn chặn thương vụ này, điều này có thể gây ra những tác động lớn cho các hãng thời trang trên toàn cầu và sẽ ngăn chặn các vụ mua lại hàng loạt như những thương vụ đã xây dựng nên những gã khổng lồ của châu Âu bao gồm LVMH và Kering.
Luật sư chống độc quyền nổi tiếng George Paul, đối tác của công ty luật White & Case, cho biết bất kỳ khách hàng nào quan tâm đến việc mua một đối thủ cạnh tranh, ngay cả khi có nhiều đối thủ khác trên thị trường, đều sẽ phải chịu rủi ro lớn về mặt quản lý.
Ông cho rằng "bất kể thị trường sản phẩm là gì, bạn phải lo lắng rằng mình sẽ bị kiện" nếu cơ quan quản lý thắng vụ kiện này.
Lý do chính cho vụ kiện này là thỏa thuận sẽ loại bỏ "cạnh tranh trực tiếp" giữa các thương hiệu hàng đầu trong thị trường mà họ định nghĩa là "hàng xa xỉ dễ tiếp cận" nhằm ám chỉ những túi xách có giá tương đối phải chăng nhưng chất lượng tốt và thường có giá từ 100 - 1.000 USD.
FTC cho rằng việc hợp nhất này sẽ tạo ra một công ty có khoảng 33.000 nhân viên trên toàn thế giới. Điều này có thể dẫn đến việc giảm lương và các phúc lợi cho hàng chục nghìn nhân viên này.
Họ lập luận rằng việc sáp nhập sẽ dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm thấp hơn. “Việc sáp nhập có nguy cơ đe dọa đến lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ trong cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa Tapestry và Capri, bao gồm cạnh tranh về giá cả, giảm giá và khuyến mãi, đổi mới, thiết kế, tiếp thị và quảng cáo", theo FTC
Tuy nhiên, các công ty khẳng định thị trường túi xách ngày nay đầy rẫy sự cạnh tranh. Các nhân chứng của họ đã làm chứng rằng không chỉ có hàng trăm thương hiệu khác mà những người mua sắm có thu nhập khác nhau mua túi với các mức giá khác nhau.
"Coach và Michael Kors không chỉ cạnh tranh để bán sản phẩm với các công ty khác trong cùng phân khúc giá của họ, họ còn cạnh tranh với cả các phân khúc khác", một nhân chứng nêu rõ.
Mặc dù phiên tòa là tiền đề cho các thủ tục chính thức tiếp theo, nhưng quyết định của tòa án dự kiến sẽ có vai trò then chốt, vì việc sáp nhập cần phải hoàn tất vào tháng 2. Lời khai cuối cùng của nhân chứng đã kết thúc vào tuần này và mỗi bên sẽ đưa ra lập luận kết thúc vào ngày 30/9.
Thẩm phán Jennifer Rochon ở quận Manhattan (thành phố New York, Mỹ), người đang thụ lý vụ án, sẽ đưa ra quyết định vào thời điểm nào đó trong vài tháng tới về việc có nên đóng băng thỏa thuận hay không.
Kể từ khi bà Lina Khan nắm quyền lãnh đạo FTC vào năm 2021, cơ quan này đã không ngần ngại tìm cách ngăn chặn các thỏa thuận lớn như thực hiện những động thái táo bạo trong các thương vụ hợp tác giữa Nvidia và nhà thiết kế chip Arm, các công ty bán lẻ khổng lồ Kroger và Albertsons và công ty công nghệ sinh học Illumina và công ty khởi nghiệp sàng lọc ung thư Grail....
Mặc dù Tapestry và Capri là trung tâm của vụ án, nhưng họ không phải là những công ty duy nhất xuất hiện trong phiên tòa. Các thương hiệu thời trang toàn cầu khác bao gồm Prada, Chanel và thương hiệu thể thao Lululemon đã bị "lôi kéo" vào quá trình tố tụng, nhiều thương hiệu trong số đó bị triệu tập để cung cấp tài liệu, lời khai của chuyên gia hoặc cả hai.
Bà Joanne Crevoiserat, CEO của Tapestry, đã làm chứng trong gần ba giờ vào tuần trước trước tại một phòng xử án đông đúc. Bên cạnh bục làm chứng là những chiếc xe đẩy màu be chở hàng chục chiếc túi xách được dùng làm bằng chứng pháp lý.
Bà Crevoiserat nêu rõ rằng sự cạnh tranh giữa các thương hiệu sẽ vẫn tiếp diễn ngay cả khi chúng thuộc cùng một chủ sở hữu.
Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý đã cố gắng chứng minh rằng Michael Kors, Kate Spade và Coach cùng nhau thống trị thị trường, chiếm “hơn 50% doanh số bán túi xách ‘xa xỉ dễ tiếp cận’ tại Mỹ”.
Tuy nhiên, việc xác định chính xác cách người tiêu dùng mua phụ kiện thời trang sẽ là một rào cản lớn. Một cựu nhân viên thực thi luật chống độc quyền liên bang cho biết: “Rõ ràng là rất khó để xác định mức độ cạnh tranh của các thương hiệu với nhau. Sở thích của người tiêu dùng rất phức tạp và thời trang thì luôn thay đổi. Vì vậy, đây là loại trường hợp thực sự không phù hợp với logic nhị phân của các định nghĩa thị trường”.
Thương mại Nga – Trung ‘mất đà' do lực cản từ Mỹ
- ‘BYD vẫn có xe điện rẻ nhất tại Mỹ dù bị áp thuế 100%’ 18/09/2024 01:15
- Volkswagen 'lâm nguy', hơn 15.000 lao động đứng trước nguy cơ mất việc 18/09/2024 09:15
- 5.000 người ‘xuống đường’: Khủng hoảng xe điện châu Âu bùng phát tại nhà máy Audi 17/09/2024 02:05
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.