Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta vạch rõ: “Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế”.
Từ cuộc xâm lược Hoàng Sa 45 năm trước, Trung Quốc không ngừng leo thang trong tham vọng quân sự hóa nhằm tiến tới chiếm trọn Biển Đông. Trong vòng 5 năm từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2019, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các biện pháp leo thang với dã tâm độc chiếm Biển Đông.
Đặc biệt, từ tháng 5/2019 đến nay, với các bước leo thang “lấn lướt kép”, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương-8, với các tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS-1982) không cho phép bất cứ nước nào đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.
Việc truyền thông chỉ nhấn mạnh tên “Bãi Tư Chính” đã không thể hiện hết tính chất nghiêm trọng của sự xâm lấn lần này. Thật ra, mỏ Lan Đỏ nằm trong bồn Nam Côn Sơn, gần bờ hơn Bãi Tư Chính, cạnh mỏ Lan Tây, vốn là nguồn cung cấp 30% khí đốt của Việt Nam từ năm 2003. Đặc biệt là sáu trong tám lô bị đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm, các lô 130, 131, 132, 154, 155 và 156 đều nằm phía bắc Bãi Tư Chính, với lô 130 chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 80 hải lý và đảo Phú Quý khoảng 37 hải lý.
Năm 2017 và 2018 Trung Quốc đã gây áp lực khiến Việt Nam phải ngưng Repsol hoạt động trong các lô 07-03 và 136-03. Trước đó, năm 2012, để trả đũa việc Việt Nam ban hành luật biển, Trung Quốc đã rao thầu cho 160.000 km² trong EEZ của Việt Nam, trong đó có các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157. Dĩ nhiên, động thái mới đây nhất của Trung Quốc là những hành động trong một quá trình có chủ đích và sẽ chưa phải là những bước cuối cùng.
Việc Trung Quốc vào hôm 13/8 đã cho tàu khảo sát Hải Dương-8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính (lần này tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống) cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/8/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam từ Singapore, cho rằng Bắc Kinh đang áp dụng một kiểu “ngoại giao pháo hạm” với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc tự nhận là của họ.
Trên đây cũng là ý kiến của giáo sư Hồ Ba, giám đốc Cơ quan Sáng kiến Điều tra Tình hình Biển Đông, thuộc Đại học Bắc Kinh. Ông Hồ Ba thừa nhận, chính công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính mới là mục tiêu thực sự của chiến dịch Hải Dương-8. Nhận định của hai chuyên gia nói trên có thể được kiểm chứng trong thực tế. Nhân lần thâm nhập khu vực Bãi Tư Chính hiện nay, trong lúc tàu Hải Dương-8 thực hiện công việc khảo sát, thì các chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc đi theo hộ tống đã đồng thời tỏa ra quấy phá công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực. Chủ trương cản phá việc khai thác dầu khí của Việt Nam càng lộ rõ khi trong đoàn hộ tống lần đầu có chiếc tàu hải cảnh khổng lồ mang số hiệu 3901, có trọng tải 12.000 tấn, lớn gấp ba lần khu trục hạm mà Mỹ thường đưa vào tuần tra ở Biển Đông.
Theo những nguồn tin trùng hợp, những cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc có lúc đạt quy mô 20 chiếc từ cả hai phía. Trung Quốc còn cử thêm hai chiếc tàu hải cảnh hiện đại từ biển Hoa Đông xuống tăng viện cho lực lượng họ đã bố trí trong vùng Bãi Tư Chính.
Rõ ràng Trung Quốc muốn phá rối, làm nản chí, không chỉ Việt Nam, mà còn cả các đối tác của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở khu vực. Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, là ép không cho Việt Nam hợp tác với các đối tác ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông, mà chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi. Ý đồ này lộ rõ trong đề nghị mà Trung Quốc muốn đưa vào Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang thảo luận với ASEAN, theo đó các đề án phát triển tại Biển Đông chỉ dành riêng cho các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước ngoài vùng không có quyền tham gia. Nói cách khác, các nước như Việt Nam, cũng như Malaysia hay Philippines, chỉ có thể hợp tác với Trung Quốc nếu muốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Chiều 5/8/2019, Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đã tổ chức chuyên đề “60 năm ngành dầu khí thực hiện ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Với 38 năm hình thành và phát triển, Vietsovpetro đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổng Giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết suốt 38 năm qua, từ khi được thành lập (1981) đến nay, Liên doanh đã cụ thể hóa ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Đó là thực hiện một khối lượng rất lớn thăm dò, khảo sát địa chất dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, vùng biển chủ quyền của Tổ quốc. Qua đó, phát hiện bảy mỏ dầu khí có trữ lượng công nghiệp. Có công đầu tìm ra “thân dầu mới phi truyền thống” trong đá móng granit nứt nẻ.
Tính đến tháng 6/2019, tổng sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro đạt 235 triệu tấn, tổng doanh thu bán dầu đạt 80,2 tỉ USD, cung cấp vào bờ 35 tỉ m3 khí. Ông Nguyễn Quỳnh Lâm khẳng định việc khoan giếng, thăm dò ở bãi ngầm Tư Chính của Vietsovpetro đã góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Vietsovpetro là đơn vị chủ lực thiết kế, thi công, lắp đặt, gia cố, sửa chữa hệ thống nhà giàn DK1 và khoan giếng thăm dò ở Bãi Tư Chính, ở vịnh Bắc Bộ, góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng EEZ của Việt Nam,” ông Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết.
Ông Lâm cũng nhìn nhận trong những năm tới, Liên doanh sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức vì sản lượng các mỏ dầu trước đây giảm, sản lượng mỏ mới còn khiêm tốn. Do đó, để phát triển bền vững, Vietsovpetro sẽ nỗ lực cao nhất để thăm dò các khu vực tiềm năng, thu hồi trữ lượng dầu khí ở lô 09-1 cũng như mở rộng vùng hoạt động thăm dò, khai thác.
Đúng 60 năm trước, ngày 23/7/1959, trong chuyến thăm Khu công nghiệp dầu khí tại Bacu, thuộc Liên Xô cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi nghĩ, Việt Nam chúng tôi có biển nhất định sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được. Tôi hi vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu rồi thì giúp khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Bacu”.
Ngày 4/8/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phát biểu trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Úc tại Sydney: “Chúng tôi kiên quyết chống lại hành vi hung hăng đáng lo ngại, gây mất ổn định từ Trung Quốc. Họ dùng nợ vay cho các thỏa thuận chủ quyền và thúc đẩy hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ,” ông Esper kết luận.
Sau tuyên bố Bộ Ngoại giao ta hôm 19/7 lên án hành động xâm lấn của Trung Quốc, ngày 20/7/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lập tức ra tuyên bố 7 điểm, trong đó nhấn mạnh “các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại và gây bất ổn của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam cần phải được chấm dứt”. Tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định: “Các hoạt động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí xa bờ của các bên liên quan ở Biển Đông đã đe dọa an ninh năng lượng của khu vực và phá hoại một thị trường năng lượng tự do, rộng mở ở Ấn Thái Dương”.
Ngày 1/8/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cho biết, các hoạt động khai thác dầu khí của Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam vẫn tiếp tục và không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của tàu Trung Quốc.
Nói về những căng thẳng gần đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn cho biết New Dehli có những lợi ích chính đáng và hợp pháp đối với hòa bình, ổn định và việc tiếp cận các tuyến đường biển lớn trong khu vực. Ông Kumar cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ có lập trường nhất quán và rõ ràng về Biển Đông. Đây là vùng nước có tầm quan trọng về kinh thương mại và kinh tế đối với Ấn Độ, chiếm gần 55% giao thương của Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải và tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên theo quy định của luật pháp.
Nhật Bản cũng phản đối việc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông. Chính phủ Nhật Bản bày tỏ “quan ngại chính đáng và phản đối mạnh mẽ” các hành động gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông trong một phản hồi bằng văn bản hôm 31/7/2019.
Bộ Ngoại giao Nhật khẳng định: “Chính phủ Nhật Bản tin rằng những vấn đề liên quan đến Biển Đông có quan hệ trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong khu vực và là mối quan ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế. Chính phủ Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Nhật Bản nhất quán ủng hộ việc tuân thủ toàn diện luật pháp biển và muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực đối với các giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế mà không thông qua việc sử dụng vũ lực hay hăm dọa, nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề tại Biển Đông đối với tất cả các nước liên quan”.
Hôm 3/8/2019, theo báo Canberra Times, trong một tuyên bố chung đầu tháng, Ngoại trưởng Úc Marise Payne, cùng với các đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo và Nhật Taro Kono, đã bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng trước những thông tin đáng tin cậy” về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí trên Biển Đông.
Bản thông báo cũng bày tỏ quan ngại về “những diễn tiến tiêu cực” ở Biển Đông, trong đó có việc triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại trên các thực thể đang tranh chấp. Ba ngoại trưởng mạnh mẽ lên án “những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng, như bồi đắp các đảo, xây các tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp và những hành động khác gây tác hại môi trường biển ở vùng Biển Đông”.
*TS. Đinh Hoàng Thắng nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.