'Người tị nạn' TikTok của Mỹ bất ngờ chuyển sang Xiaohongshu của Trung Quốc
(VNF) - Xiaohongshu-một nền tảng hình ảnh và video của Trung Quốc, đang chào đón nhiều "người tị nạn" khi ứng dụng TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
Vào ngày mai (3/9), lãnh đạo 53 quốc gia châu Phi sẽ tham gia Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh. Bất chấp những lo ngại về các khoản vay của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ thông báo về việc tiếp tục viện trợ tài chính cho các nước châu Phi trong bài phát biểu của ông tại diễn đàn này. Tại diễn đàn gần đây nhất được tổ chức vào năm 2015, ông Tập Cận Bình từng đưa ra cam kết viện trợ và cho các nước châu Phi vay 60 tỷ USD.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Guinea Alpha Conde hôm 1/9, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng. Ông Tập hối thúc Guinea tham gia tích cực hơn vào Sáng kiến Vành đai và Con đường - chương trình trọng tâm của chính quyền Trung Quốc nhằm phát triển các dự án cơ sở hạ tầng tại các châu lục trên thế giới.
Mục tiêu của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi là nhằm thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, trong khi cơ chế cho vay thuộc khuôn khổ sáng kiến này ngày càng vấp phải nhiều sự chỉ trích vì nguy cơ dẫn tới “ngoại giao bẫy nợ” của các nước vay tiền Trung Quốc.
Là đối tác thương mại thương mại lớn nhất của châu Phi, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng tại châu lục giàu tài nguyên này. Không chỉ hợp tác về thương mại và đầu tư, Trung Quốc còn chú trọng tới các cam kết an ninh, từ việc thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Djibouti cho tới hòa giải xung đột ở Nam Sudan. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo tại châu Phi.
Tuy nhiên đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã giảm nhẹ trong những năm gần đây, từ mức kỷ lục 3,4 tỷ USD năm 2013 xuống còn 3,1 tỷ USD năm 2017 theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Theo giới phân tích, các chính sách của Trung Quốc với châu Phi không thay đổi nhiều, song Bắc Kinh cũng nhận ra một thực tế rằng lợi nhuận từ các dự án mà họ rót vốn vào khu vực này không được như kỳ vọng. Trong khi đó, chính phủ các quốc gia châu Phi cũng ngày càng nhận thấy rõ nguy cơ gánh nợ từ các khoản vay của Trung Quốc, từ đó tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận có lợi hơn cho họ.
“Ngoại giao bẫy nợ là thách thức thực sự không chỉ đối với các quốc gia mắc nợ tại châu Phi mà còn với chính quốc gia viện trợ như Trung Quốc, vì gánh nặng nợ nần chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao ở cả cấp độ song phương lẫn đa phương”, Seifudein Adem, chuyên gia về quan hệ châu Phi - châu Á tại Đại họd Doshisha, Nhật Bản, nhận định.
Theo các học giả thuộc Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc - châu Phi tại Đại học Johns Hopkins, nguyên nhân dẫn tới thực trạng nợ nần tại châu Phi không chỉ xuất phát từ các khoản vay của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn là chủ nợ chính của nhiều quốc gia tại châu lục này, trong đó phải kể tới Djibouti khi Trung Quốc nắm tới 77% tổng nợ của nước này tính đến cuối năm 2016 hay Zambia - quốc gia vay mượn ít nhất 6,4 tỷ USD từ Trung Quốc.
“Nguy cơ (từ các khoản vay) là chuyện đã rõ. Tuy nhiên tôi không nghĩ các khoản đầu tư của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác là xấu. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để các nước nhận vay có thể thanh toán các khoản nợ. Do đó, các nước châu Phi cần sử dụng chính các dự án cơ sở hạ tầng (được Trung Quốc đầu tư) để thu hút thêm các khoản đầu tư khác, từ đó thu được lợi nhuận từ các khoản đầu tư này”, Ilaria Carrozza, nhà nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - châu Phi tại London, cho biết.
Nếu không đủ khả năng thanh toán nợ cho Trung Quốc hoặc các nhà đầu tư khác, các quốc gia châu Phi có thể sẽ tìm đến các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên theo giới quan sát, chính phủ nhiều nước châu Phi khó có thể đáp ứng được các điều kiện nghiêm ngặt đi kèm với các khoản vay từ WB hoặc IMF.
“Các khoản vay của Trung Quốc là phương án thuận lợi cho các nền kinh tế châu Phi, đặc biệt khi IMF thường tìm cách chỉ định các lĩnh vực phát triển cho các chính phủ châu Phi. Việc chấp thuận các đề xuất cho vay của Trung Quốc sẽ dễ chịu và dễ quản lý hơn so với các khoản vay của IMF. Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Phi cần thay đổi suy nghĩ của họ từ vị trí của những nước nhận các khoản vay của Trung Quốc một cách bị động sang coi Trung Quốc như một người giúp đỡ để thực sự hợp tác với Bắc Kinh”, Michael Omouyi, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Nigeria tại Đại học Zhejiang, cho biết.
Mặc dù Trung Quốc đã giảm nhẹ đầu tư vào châu Phi, song sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh và việc nước này mở rộng phạm vi cam kết tại châu Phi vẫn diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã rút dần hiện diện trên quy mô toàn cầu.
“Trung Quốc nên tận dụng việc Mỹ rút khỏi các hợp tác thương mại hoặc thương mại tự do vì cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ bây giờ là “Nước Mỹ là số một””, Thompson Ayodele, giám đốc Sáng kiến Phân tích Chính sách Công tại Nigeria, nhận định, đề cập tới khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chuyên gia Seifudein Adem đồng tình với quan điểm trên. Ông cho rằng Trung Quốc nên tiếp tục theo đuổi các khoản đầu tư chiến lược tại châu Phi vì “châu Âu ngày nay thiếu năng lực, trong khi Mỹ không còn hứng thú với việc kiểm soát hay đối trọng ở châu Phi”.
Xem thêm >> Ông Trump lại chuẩn bị ‘giáng đòn chí tử’ lên Trung Quốc?
(VNF) - Xiaohongshu-một nền tảng hình ảnh và video của Trung Quốc, đang chào đón nhiều "người tị nạn" khi ứng dụng TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
(VNF) - Nhà thiết kế và điêu khắc Trung Quốc Hong Jinshi đã kiếm được một khoản lợi không nhỏ từ một bức tượng theo phong cách Thiền tông, với nhân vật chính là Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
(VNF) - Rất nhiều tỷ USD đã hóa tro tàn sau khi vụ cháy rừng tháng 1/2025 thiêu rụi khu phố nhà giàu Palisades ở Los Angeles.
(VNF) - Các nhà máy lọc dầu, công ty vận hành tàu chở dầu và giám đốc điều hành cảng trên khắp châu Á đang phải vật lộn để ứng phó với những tác động từ lệnh trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga.
(VNF) - Trung Quốc ngày 13/1 công bố thặng dư thương mại đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2024 khi hàng xuất khẩu của nước này tràn ngập toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp và hộ gia đình trong nước chi tiêu thận trọng vào hàng nhập khẩu.
(VNF) - Các vụ cháy rừng bùng phát từ tuần trước trên khắp Los Angeles vẫn đang hoành hành sang tuần này và được dự đoán là một trong những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
(VNF) - Panama, Suez và nhiều kênh đào thương mại khác luôn là điểm nóng căng thẳng quốc tế do vị trí chiến lược và giá trị kinh tế mà nhiều quốc gia muốn sở hữu.
(VNF) - Bộ Ngoại giao Nga cuối tuần qua đã lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với ngành năng lượng của nước này là một nỗ lực nhằm gây tổn hại đến nền kinh tế Nga, có nguy cơ gây bất ổn cho thị trường toàn cầu và cho biết nước này sẽ có biện pháp trả đũa.
(VNF) - Sau nhiều năm chịu các cú sốc liên tục, nền kinh tế toàn cầu cuối cùng cũng cho thấy dấu hiệu ổn định. Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế tiên tiến đã phục hồi phần lớn thì các nước đang phát triển vẫn chưa bắt kịp, còn các nước thu nhập thấp có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn nữa.
(VNF) - Khám phá danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường năm 2025 và tìm hiểu tầm ảnh hưởng của những “ông lớn” trên thị trường toàn cầu. Apple – công ty đã thống trị ngành công nghệ trong nhiều thập kỷ.
(VNF) - Trong tuần vừa qua (6-12/1), toàn cầu đã ghi nhận nhiều không tin không mấy tích cực với loạt thảm hoạ thiên nhiên như động đất ở Tây Tạng (Trung Quốc) hay hoả hoạn tại Los Angeles (Mỹ). Bên cạnh đó, thông tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ chức cũng nhận được nhiều sự chú ý.
(VNF) - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, lời đe dọa áp thuế của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump mang đến mức độ bất ổn mới cho triển vọng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Đám cháy lớn nhất đã tàn phá nhiều khu vực ở Los Angeles tuần này được báo cáo là đã chuyển hướng, khiến nhiều lệnh sơ tán được ban hành và đặt ra thách thức mới cho những người lính cứu hỏa đã kiệt sức.
(VNF) - Việc dọn sạch chất độc hại còn sót lại từ các tòa nhà bị cháy xung quanh Los Angeles sẽ đòi hỏi một quá trình phức tạp và tốn kém và California đã từng trải qua điều này.
(VNF) - Bên cạnh tác động về xã hội và môi trường, cháy rừng ở Los Angeles, California cũng gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế khu vực này ở hầu hết các lĩnh vực.
(VNF) - Giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 tháng vào ngày 10/1 sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên gành công nghiệp dầu mỏ của Nga để cắt nguồn tài trợ cho chiến sự tại Ukraine.
(VNF) - Sở hữu khối tài sản ròng lên tới gần 160 tỷ USD, nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đang có kế hoạch thoát ra khỏi top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thông qua việc trao đi phần lớn tài sản của mình.
(VNF) - Trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới đầu năm 2025, Elon Musk tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với khối tài sản khổng lồ, vượt xa các đối thủ. Những tên tuổi quen thuộc như Jeff Bezos, Bernard Arnault và Warren Buffett vẫn góp mặt trong bảng xếp hạng. Dưới đây là chi tiết về tài sản đáng của những giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Trung Quốc cáo buộc các cuộc điều tra do Liên minh châu Âu (EU) tiến hành đối với các công ty Trung Quốc cấu thành "rào cản thương mại và đầu tư không công bằng", đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
(VNF) - Năm 2025 được định hình là một năm với nhiều biến số đối với nền kinh tế toàn cầu, một năm mà tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức "ổn định nhưng không mấy ấn tượng" là 3,2%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
(VNF) - Một người đàn ông vô gia cư đã bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ cháy rừng Kenneth bùng phát vào chiều 9/1 tại West Hills, Los Angeles, trong khi các vụ cháy rừng dữ dội vẫn tiếp tục hoành hành ở Nam California, theo các báo cáo.
(VNF) - Chủ nhà ở những khu vực “tuyến đầu” dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Mỹ không thể có được mức bảo hiểm đầy đủ vì các công ty bảo hiểm đã rời khỏi tiểu bang để tránh tổn thất.
(VNF) - Thảm họa cháy rừng vừa diễn ra được xem là vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử California (Mỹ) hiện đại. Theo ước tính sơ bộ của Tổ chức dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather, thiệt hại do cháy rừng ở California có thể gây tổn thất kinh tế lên tới 150 tỷ USD.
(VNF) - Đồng USD đã tăng giá mạnh kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khiến các loại tiền tệ châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
(VNF) - Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiều thiết bị gia dụng vào chương trình đổi hàng tiêu dùng và sẽ trợ cấp thêm cho các sản phẩm kỹ thuật số trong năm nay nhằm nỗ lực phục hồi nhu cầu hàng gia dụng đang trì trệ.
(VNF) - Xiaohongshu-một nền tảng hình ảnh và video của Trung Quốc, đang chào đón nhiều "người tị nạn" khi ứng dụng TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.