Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
UBND TP. HCM, Ban quản lý dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vừa bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm trong giai đoạn từ 2007 đến tháng 6/2016. Sau thời điểm này, hạng mục tường vây hầm metro (gói thầu CP1a) bị cho là không đúng quy trình khi thay đổi thiết kế từ 2 m xuống còn 1,5 m. Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP. HCM (BQL) Lê Nguyễn Minh Quang trao đổi với VnExpress về vấn đề này, hôm nay.
- Vì sao ông quyết định điều chỉnh độ dày tường vây đoạn đường hầm tuyến metro số 1 từ 2m xuống 1,5m?
- Trước khi về BQL tôi có nghiên cứu hồ sơ thiết kế tường vây đoạn đường Lê Lợi và nhận thấy nhiều bất hợp lý. Điều này tôi dựa trên kiến thức và kinh nghiệm 20 năm công tác trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm.
Tường vây của toàn bộ tuyến metro số 1 có bề dày tối đa là 1,5m, kể cả ở các khu vực có thể bị ảnh hưởng nhất như: Nhà hát thành phố, khách sạn Rex và sát các tòa nhà thương mại xung quanh. Nhưng gói thầu CP1a lại có đoạn bất thường 170 m (từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được thiết kế dày 2m, dù địa chất y chang các khu vực kia. Theo tính toán của đơn vị thi công trực tiếp, việc này ước tính lãng phí một triệu USD. Tôi chủ động xin gặp lãnh đạo thành phố để báo cáo.
Ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... không có tường vây metro nào dày như vậy. Tại Singapore có một trạm gồm 4 tầng hầm của 4 tuyến đường metro chạy với nhau, sâu (gần 40m) - gần gấp đôi đường hầm metro tuyến số 1, tường vây cũng chỉ 1,5m. Trong khi TP. HCM hiện chỉ có tuyến số 1 và sau này có thêm tuyến số 4 chạy giao với nhau mà phải làm tường dày 2 m? Tôi đã cam đoan với lãnh đạo thành phố, nếu tìm ra chỗ nào ở Đông Nam Á có tường vây metro dày hơn 1,5m cứ cắt chức tôi.
Khi về làm việc tại BQL, tôi cùng anh em kỹ sư tâm huyết đã kiên trì yêu cầu Tư vấn Nhật Bản Nippon Koei tính toán lại. Sau 4 tháng quyết liệt bảo vệ quan điểm, đơn vị tư vấn đã đề xuất lại, làm tường vây dày 1,5m như toàn bộ tuyến metro.
- Việc điều chỉnh thiết kế độ dày tường vây ảnh hưởng thế nào đến an toàn của công trình, thưa ông?
- BQL đã đề nghị tư vấn thẩm tra Sao Việt do nhóm phó giáo sư, tiến sĩ Trường Đại học Xây dựng thẩm tra và kết luận việc điều chỉnh này hoàn toàn đạt yêu cầu. Sau đó, UBND thành phố đã giao cho Sở Giao thông vận tải (GTVT) mời Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông Vận tải TEDI (thuộc Bộ GTVT) thẩm tra độc lập, kết quả cũng như vậy. Như vậy, kết quả tính toán độc lập của 3 Công ty tư vấn Nhật và Việt Nam đều cho kết quả ổn định.
Điều đáng nói là việc điều chỉnh thiết kế tường vây đã đem lại khoản tiết kiệm tương đương 93 tỷ (4 triệu USD) và rút ngắn thời gian thi công hơn 5 tháng. Tôi khẳng định, việc điều chỉnh là để tiết kiệm cho thành phố, hoàn toàn không vì mục đích nào khác. Việc này, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm soát, đối chứng rất chặt chẽ và được khẳng định trong báo cáo Kiểm toán số 725 ngày 20/12 vừa qua.
- Theo ông, vì sao thiết kế ban đầu gói thầu CP1a lại có tường vây 2m, có thể tốn thêm hàng triệu USD?
- Tôi từng là nhà thầu, tôi hiểu những mánh khóe cũng như đường đi của các nhà thầu, chính vì vậy tôi mới đồng ý về BQL để giúp cho thành phố. Vì vậy những tài liệu, hồ sơ nhà thầu trình lên tôi đều rà soát rất kỹ, ra rất nhiều chuyện. Tôi làm vậy không phải để lấy tiếng thơm hay tạo hư danh.
Có những điều tôi chưa thể nói lúc này, cơ quan chức năng đang làm rõ.
- Theo nguyên tắc, việc điều chỉnh thiết kế phải được báo cáo thành phố, sao ông lại tự quyết?
- Tôi là dân kỹ thuật. Việc điều chỉnh thiết kế có sai về quy trình. Đó là từ ngày 8/12/2015, UBND TP. HCM đã ủy quyền cho BQL chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các hạng mục, sau khi hoàn thành báo cáo thẩm định sẽ trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt kết quả thẩm định, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Tôi cứ làm như vậy khi về công tác tại BQL (27/6/2016), chủ trì thẩm định việc điều chỉnh thiết kế hạng mục tường vây mà không biết từ ngày 1/6/2017 nội dung ủy quyền của thành phố không còn phù hợp với Nghị định 42/2017 của Chính phủ, và việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình tuyến metro số 1 thuộc thẩm quyền Sở Giao thông vận tải.
- Đơn vị thi công gói thầu tường vây (sau khi điều chỉnh) là Công ty Bachy Soletanche - nơi ông làm Tổng Giám đốc trong nhiều năm. Ông nói gì về việc này?
- Ban đầu, nhà thầu chính phía Nhật đề nghị đưa một nhà thầu phụ khác (cũng của Nhật) vào làm gói thầu này, BQL đã phê duyệt công ty này làm rồi. Tuy nhiên, họ lại kéo dài thời gian và sau đó từ chối làm vì lý do chưa đủ máy móc.
Phía Nhật đề nghị xin đổi nhà thầu khác, trong đó có Bachy Soletanche (Pháp) - đây là công ty từng làm công trình này, một nhà thầu của Đức và một của Việt Nam. Phía Nhật sau đó chọn Bachy Soletanche vì công ty có giá tốt nhất. BQL cũng thuê tư vấn giám sát đánh giá đầy đủ rồi mới đồng ý duyệt.
Tôi làm chuyện này là để tốt cho thành phố. Thực tế chứng minh Công ty Bachy Soletanche đã thi công và bàn giao phần móng cho nhà thầu chính sớm gần 3 tháng và quá trình thi công không có sự cố gì.
Trước khi tôi về BQL, Công ty Bachy Soletanche đã làm nền móng của các công trình tầng hầm tòa nhà Vincom, ga Bason, Sài Gòn Center, các tòa nhà ở trung tâm xung quanh, hồ Dầu Tiếng, cầu Cần Thơ... Nói chung là những công trình cao tầng và tầng hầm lớn công ty đều có tham gia.
Như vậy, BQL phê duyệt cho nhà thầu Nhật nhưng họ không chịu làm, chẳng lẽ tôi lại yêu cầu loại Công ty Bachy Soletanche ra. Lý do gì mà loại người ta khi phía Nhật đã lựa chọn và đề nghị.
- Ngoài việc bị kết luận sai phạm về thủ tục trong thiết kế tường vây, kiểm toán Nhà nước còn chỉ ra một loạt sai phạm tại dự án trong giai đoạn ông chưa về công tác. Với tư cách là Trưởng BQL, ông có quan điểm như thế nào?
- Việc này phải nói rõ là, Kiểm toán Nhà nước kiểm tra dự án từ ngày đầu (2007) đến ngày 30/9/2018. Tôi đã yêu cầu: những gì xảy ra trước ngày tôi về BQL là do Phó giám đốc BQL Hoàng Như Cương chịu trách nhiệm; từ ngày 27/6 trở về sau tôi chịu trách nhiệm.
Kết luận vừa rồi của Kiểm toán Nhà nước là giai đoạn trước khi tôi về BQL. Còn thời điểm sau này được kết luận là không có sai sót, vi phạm gì liên quan đến việc lãng phí, thất thoát, tham ô.
Ông Lê Nguyễn Minh Quang 52 tuổi, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP. HCM, lấy bằng tiến sĩ xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp, thạc sĩ quản trị hành chính công tại trường Quản lý công Lý Quang Diệu (Singapore) và trường hành chính công Kennedy (Đại học Harvard - Mỹ). Ông từng là Tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche của Pháp suốt nhiều năm. Ông được UBND TP. HCM bổ nhiệm chức Trưởng ban quản lý Đường sắt Đô thị TP. HCM tháng 6/2016. Đây là lần đầu thành phố bổ nhiệm một người ngoài Đảng, lại không phải công chức vào vị trí quan trọng - tương đương giám đốc sở và là đơn vị trực thuộc UBND TP. HCM. |
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.