Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lãi suất huy động của các ngân hàng giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất cho vay trên thị trường trước đó đã giảm sâu để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo chuyên gia tài chính, TS Bùi Quang Tín (Trường Doanh nhân Bizlight), sắp tới sẽ là một cuộc đua giảm lãi suất huy động giữa các ngân hàng. “Anh nào giảm lãi suất nhiều anh đó sẽ có nhiều khách hàng, sẽ cứu được doanh nghiệp” – vị chuyên gia nhận định.
TS Bùi Quang Tín cho rằng, giảm lãi suất cho vay nói là hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhưng thực chất là hỗ trợ cho chính ngân hàng. Vì hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn, ngân hàng giảm lãi suất cho vay tới 3% đã là nhiều, nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã trả được nợ. Doanh nghiệp không trả được nợ, tức là nợ xấu ngân hàng tăng.
“Do vậy, giảm lãi suất cho vay không chỉ là mệnh lệnh của NHNN mà nó là yêu cầu cấp thiết của thị trường” – TS Bùi Quang Tín nói.
Do vậy, vị chuyên gia cho rằng giảm lãi suất huy động chính là cách để nhà băng tăng tính cạnh tranh để giảm lãi suất cho vay. Giảm lãi suất huy động cũng là cách giảm áp lực cho các chi phí khác vốn rất khó giảm như: lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí công nghệ thông tin…
Về việc liệu lãi suất huy động giảm thì dòng tiền có bị rút ra khỏi các ngân hàng để chảy vào các kênh đầu tư khác, TS Bùi Quang Tín cho rằng điều này không quá lo ngại. Vì thực tế, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại nhìn trên mặt bằng sinh lời của nền kinh tế và của các kênh đầu tư khác vẫn khá tốt.
Trước đó, ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng...
Theo ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất điều hành là để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng trước ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Gần đây, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã liên tiếp giảm mạnh lãi suất điều hành, về 0 - 0,25%/năm và hỗ trợ mạnh mẽ thanh khoản cho thị trường tài chính.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Theo ghi nhận trên thị trường, nhiều ngân hàng đã bắt đầu giảm mạnh lãi suất huy động, nhất là lãi suất tiền gửi tại quầy so với hồi giữa tháng 3. Mức điều chỉnh có ngân hàng lên tới gần 1% cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Tại Vietcombank, lãi suất kỳ hạn 36 tháng - 60 tháng giảm từ 6,8%/năm xuống còn 6,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 6,8%/năm xuống 6,6%/năm, kỳ hạn 6 tháng giảm 0,2%/năm xuống còn 5,1%/năm.
Tương tự, tại VietinBank, lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng giảm mạnh xuống còn 5,1%/năm, các kỳ hạn 12, 24 đến dưới 36 tháng vẫn được ngân hàng này duy trì mức 6,8%/năm. Còn tại BIDV, lãi suất kỳ hạn 13 tháng - 36 tháng giảm xuống còn 6,6%/năm, chỉ có kỳ hạn 364 ngày và 12 tháng có mức lãi suất cao nhật 6,8%/năm.
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cũng nhanh chóng tham gia cuộc đua. Techcombank áp dụng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường chỉ ở mức cao nhất 6,1%/năm đối với kỳ hạn 18 tháng. Các kỳ hạn còn lại tối đa chỉ 6%/năm với khách hàng thường, 6,1%/năm với khách hàng ưu tiên.
ACB cũng vừa công bố biểu lãi suất mới, áp dụng từ ngày 6/4 tới, trong đó lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy chỉ còn 7,35%/năm, giảm 0,45%/năm so với hồi giữa tháng 3. Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng này cũng chỉ duy trì mức lãi suất 6,7-7,0%/năm, giảm 0,3 điểm phần trăm so với lần điều chỉnh gần nhất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.