'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã "gây sốc" khi cho biết để tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 cần tới 10 triệu tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương 480 tỷ USD).
Trong đó, ngân sách Nhà nước dự kiến chi khoảng 3,57 triệu tỷ (tương đương 180 tỷ USD), phần còn lại huy động từ vốn FDI (dự kiến khoảng 68 tỷ USD), ODA (dự kiến 39,5 tỷ USD) và tiền từ việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp (dự kiến 15 – 20 tỷ USD).
Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, các chuyên gia kinh tế đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại vì không biết "đào" đâu ra con số khổng lồ đó trong bối cảnh áp lực nợ công và ngân sách eo hẹp như hiện nay.
Tuy nhiên, tại buổi Hội thảo công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2016 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 28/10, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng "đang có cách hiểu chưa chính xác" về con số 10 triệu tỷ đồng này.
Theo ông Cung, 10 triệu tỷ đồng này không phải là nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế mà là tổng vốn đầu tư xã hội dự tính có thể huy động được trong giai đoạn 2016 – 2020.
"Dựa trên các thông số: lạm phát 4%, tăng trưởng 6,5%, dự kiến tổng GDP thực tế của giai đoạn 2016 – 2020 là hơn 30 triệu tỷ. Trong 30 triệu tỷ này, tỷ trọng đầu tư xã hội dự tính là 32 – 34% GDP, tức là tương đương khoảng 10 triệu tỷ.
"Đây là con số ước tính về tổng vốn đầu tư xã hội có thể huy động được. Nó cũng hoàn toàn như các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước đây, chúng ta dự tính tổng đầu tư xã hội khoảng 35% GDP", ông Cung nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.