Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chia sẻ tại tại diễn đàn "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững", TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh ở thời điểm hiện tại, chất lượng lao động được xem là yếu tố then chốt, quyết định trong quá trình phục hồi, phát triển bền vững đất nước.
Với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh, thông qua quy mô, cơ cấu, chất lượng và năng suất lao động.
Minh chứng cho điều này, ông Dũng dẫn nguồn báo cáo Đại hội đồng kỹ năng thế giới cho biết nếu quốc gia tập trung vào sự phát triển kỹ năng của con người thì sẽ có khả tăng trưởng 0,5% - 2% GDP hàng năm. Ngược lại, sự gia tăng khoảng cách kỹ năng của nhân lực hiện tại và kỹ năng của doanh nghiệp cần sẽ làm mất khoảng 6% GDP mỗi năm.
Nhìn lại sự phục hồi thị trường lao động sau đại dịch, ông Dũng cho biết hiện tại, thị trường lao động đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Tôi được biết, có ý kiến cho rằng Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng nên thừa lao động nhưng thực tế lại phản chiếu bức tranh ngược lại. Sau dịch bệnh, vấn đề thiếu nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục được đặt ra. Cách đây 2 tháng, tôi có chủ trì một hội thảo về nhân lực ngành du lịch. Tại hội thảo này, các doanh nghiệp ngành du lịch đã cho biết ngành của họ thiếu trầm trọng lao động sau đại dịch.
"Vậy, vấn đề đặt ra là sự thiếu hụt đó chỉ là thiếu hụt mang tính cục bộ hay thiếu hụt mang tính hệ thống trong tất cả các ngành nghề trên cả nước? Tôi cho rằng đó đơn giản chỉ là sự thiếu hụt mang tính cục bộ, thời điểm và ở một số địa phương nhất định”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, sau đại dịch xuất hiện xu hướng đào tạo lại lao động.
“Thời điểm hiện tại, khảo sát của chúng tôi cho thấy, có đến 50% các doanh nghiệp cho rằng cần đào tạo lại lao động. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp lại khẳng định họ không đủ nguồn lực để làm việc này”, ông Dũng nói.
Với vấn đề đào tạo lao động, ông Dũng cho hay, Việt Nam đã có Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định chính sách của nhà nước về việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.
Cùng với đó, trong Bộ luật Lao động đã có một chương quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan một doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước và các cơ sở đào tạo.
“Thực tế, các doanh nghiệp hiện nay chưa nắm được các chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và các chính sách này cũng chưa tác động tới cộng đồng doanh nghiệp. Vấn đề nữa là chúng ta đã có những cơ chế tài chính, nguồn lực cụ thể nhưng việc triển khai chưa tốt. Cùng với đó. việc phối hợp đào tạo lại lao động sau đại dịch giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp diễn ra chưa hiệu quả”, ông Dũng nói.
Một vấn đề nữa, theo ông Dũng, đó là ngay cả gói hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 4.500 tỷ đồng cũng chưa được nắm bắt.
“Bộ trưởng của chúng tôi - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - đã từng tổ chức các cuộc gặp, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp về những khó khăn trong việc thực hiện các gói hỗ trợ này. Tại cuộc gặp này, đã có nhiều doanh nghiệp nói rằng họ sợ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp khi thực hiện gói hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp 4.500 tỷ”, ông Dũng cho biết.
Để khắc phục tình trạng này, ông Dũng cho hay Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có kiến nghị Chính phủ về hoàn thiện hệ thống thông tin và xây dựng các thống kê cụ thể về vấn đề dự báo nguồn nhân lực trong tương lai.
Bên cạnh đó, ông Trương Anh Dũng cũng cho biết, vừa qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai giải pháp để các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể tiếp cận được thông tin với cộng đồng doanh nghiệp.
“Chúng tôi cũng đã xây dựng website để các doanh nghiệp có thể tham gia tìm kiếm các thông tin liên quan đến đào tạo, để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tiếp cận”, ông Dũng nói.
Một vấn đề nữa quan trọng, theo ông Dũng đó là cần mở ra cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp.
“Chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp đồng hành cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để cung cấp thông tin nhu cầu của doanh nghiệp về lao động, cơ cấu ngành nghề... để tạo nên hệ thống thông tin ngành nghề, đồng thời cần sự đồng hành của doanh nghiệp ngay khâu đầu vào, xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo lao động, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Dũng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.