'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận về chủ trường đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đánh giá việc xây dựng trục đường cao tốc cũng có ý nghĩa như con đường thống nhất Bắc - Nam trong thời kỳ mới, góp phần gắn kết chính trị, thu hẹp khoảng cách vùng miền, lan toả về kinh tế - xã hội.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thì việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, với xương sống là đường cao tốc Bắc - Nam là một mũi đột phá quan trọng, cần phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phân bổ nguồn lực nguồn lực quốc gia.
Nhất trí với đề xuất của Chính phủ về phương thức đầu tư, thực hiện 12 dự án thành phần lần này bằng nguồn vốn đầu tư công, để đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là trong bối cảnh cần phục hồi nhanh nền kinh tế, nhưng TS Vũ Tiến Lộc đánh giá đây là giải pháp "cực chẳng đã".
"Tôi và nhiều cử tri đều có chung cảm giác hụt hẫng và tiếc nuối. Đành rằng khi người dân và khu vực tư nhân không làm được thì Nhà nước phải làm là điều hợp lẽ, nhưng tôi nghĩ rằng, việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, với ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, rất cần thiết phải trở thành biểu tượng của ý Đảng, lòng dân, vai trò dẫn dắt, điều hành của Chính phủ và sự chung tay của khu vực tư nhân”, TS Vũ Tiến Lộc nói và cho rằng PPP là phương thức tuyệt vời để thực hiện công thức này.
Theo ông Lộc, chúng ta đã có nhiều thực tiễn thành công trong quan hệ đối tác công - tư. Đảng ta đã đề ra chủ trương về thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư, Quốc hội đã ban hành luật về đối tác công - tư, nhưng trong 2 năm nay, Quốc hội đã phải 2 lần ra nghị quyết để các dự án đối tác công - tư quay trở lại đầu tư Nhà nước.
"Tôi cho rằng bản thân phương thức đối tác công - tư không có lỗi và không phải chúng ta không có nhà đầu tư có đủ tiềm năng và cũng không phải chủ yếu do Covid, mà vấn đề ở chỗ khung khổ pháp luật và cơ chế, chính sách đối với đối tác công - tư của chưa tìm được điểm hoà, đó là cộng đồng trách nhiệm, hài hoà lợi ích và chia sẻ rủi ro để có đủ sức thu hút đối với các nhà đầu tư", TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Ông Lộc đánh giá phương thức đối tác công - tư chưa được phát huy ở nước ta, trong khi đây là phương thức rất có hiệu quả trên thế giới và 1 trong 17 mục tiêu, đồng thời cũng là phương thức chủ yếu, để thực các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 cũng chính là đối tác công - tư.
Ông Lộc đề xuất Quốc hội giao cho Chính phủ sớm tiến hành nghiên cứu, đánh giá cả những thực tiễn cả thành công và thất bại của các dự án đối tác công - tư từ trước đến nay và khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi Luật đối tác công - tư và các cơ chế chính sách khác liên quan để có thể giúp hồi sinh được phương thức này.
Ông cũng đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, Nhà nước có thể chuyển ngay một phần ngân sách đầu tư công hiện có sang quỹ này để cho các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi để tham gia các dự án đối tác công tư.
Theo ông Lộc, trong trường hợp này, Nhà nước không phải bỏ tiền đầu tư, nhưng sẽ thu được cả gốc và lãi trong quá trình triển khai dự án và quan trọng nhất là 1 đồng vốn Nhà nước có thể kéo theo nhiều dòng vốn khác từ các nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức tín dụng.
TS Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng không thể quá kỳ vọng vào phương thức chuyển nhượng quyền thu phí nếu bài toán tổ chức thực hiện dự án chưa bảo đảm độ tin cậy. Để góp phần giải quyết nút thắt này, ông đề nghị Chính phủ xem xét, ưu tiên lựa chọn phương án tích hợp việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công với nhà thầu vận hành khai thác và thu phí các tuyến đường cao tốc, gắn trách nhiệm thi công công trình với trách nhiệm vận hành khai thác, theo kiểu 2 trong 1 thì sẽ hiệu quả hơn.
Cuối cùng, ông Lộc bày tỏ dù rất tin ở quyết tâm của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, nhưng ông cũng có phần quan ngại về công tác tổ chức thi công đúng tiến độ của dự án này vì việc chậm tiến độ vốn là "căn bệnh kinh niên" của các dự án đầu tư công ở nước ta.
"Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phần đề cập đến công tác tổ chức thi công còn mờ nhạt, đặc biệt vấn đề khảo sát thực tế, nghiên cứu xây dựng dự án khả thi. Khi làm báo cáo với chất lượng chưa đáp ứng thì hậu quả sẽ khôn lường, còn nếu làm chậm thì sẽ không hoàn thành được kế hoạch tiến độ đang rất cấp bách. Tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải phải lưu ý vấn đề này để gia cố kế hoạch thực thi", TS Vũ Tiến Lộc nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.