'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại hội thảo Xã hội không tiền mặt - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) cho biết những năm qua, Vietjet Air liên tục phát triển các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện nhất cho khách hàng mua vé và khách hàng là đại lý bán vé.
Cũng theo bà Bình, ngay từ năm 2011, hệ thống thanh toán của công ty đã tiến tới kết nối dần với toàn bộ hệ thống thẻ ATM của tất cả các ngân hàng Việt Nam bên cạnh hệ thống thẻ quốc tế Visa, Master, Amex, JCB và tiếp theo là kết nối các ví điện tử.
Tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu từ hệ thống các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận hơn 2 tỷ USD từ bán vé và các dịch vụ bảo hiểm… thậm chí công tác thương mại của hãng cũng thông qua thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt.
Trong đó, đối với khách hàng là đại lý bán vé, Vietjet Air đã phát triển giải pháp kết nối với hệ thống thanh toán của ngân hàng và tự động được kích hoạt tài khoản bán vé. Hiện tại, Vietjet có hơn 20.000 đại lý bán vé online theo phương thức này.
Đối với khách hàng mua vé trực tiếp, hãng có đầy đủ các giải pháp tiện ích thanh toán online bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM, e-banking, mobile banking, ví điện tử, QR payment...
"Trước đây, chúng ta thường nghe vay tiền để mua nhà, mua xe hơi thôi. Nhưng hiện nay, khách hàng có thể vay tiền để mua vé máy bay mà không cần phải trả tiền mặt", bà Bình cho biết thêm.
Cụ thể mới đây, Vietjet Air đã “bắt tay” với Công ty tài chính HD Saison triển khai sản phẩm mới là cho vay mua vé máy bay trả góp.
Theo đó, khách hàng mua vé máy bay Vietjet Air được vay 100% giá trị vé, tối đa 15 triệu đồng, thời gian trả góp linh hoạt từ 6 - 18 tháng. Chương trình áp dụng cho tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Được biết đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể trả góp vé máy bay sau các hình thức mua hàng trả góp khác đã được áp dụng rộng rãi cho các sản phẩm như: xe máy, điện máy, điện thoại, giáo dục, du lịch, tiệc cưới…
Bà Bình cho hay trong năm 2019, Vietjet Air kỳ vọng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng khoảng 500 nghìn tới một triệu vé máy bay theo phương thức cho vay tiêu dùng trực tuyến này.
Về Vietjet Air, trong quý I/2019, doanh thu vận tải hàng không của hãng tăng trưởng gần 28% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không đạt 923 tỷ đồng, tăng trưởng 25,3%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.648 tỷ đồng, tăng trưởng 11,3 % so với cùng kỳ 2018.
Riêng trong quý I này, hãng mở thêm 4 đường bay quốc tế, 2 đường bay trong nước, nâng tổng số đường bay lên 111 đường. Tỷ trọng doanh thu quốc tế đã vượt qua doanh thu nội địa và đạt 55% trên tổng doanh thu vận tải hàng không.
Vietjet đã thực hiện 33.646 chuyến bay trong quý đầu tiên của năm 2019 với mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và quốc tế tới Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc…. Tàu bay Vietjet cũng khai thác tại khu vực các sân bay Dubai, Doha.
Theo đó, doanh thu từ hoạt động cốt lõi vận tải hàng không của hãng trong quý I năm nay đạt 10.071 tỷ đồng, tăng gần 28%, trong đó doanh thu hoạt động phụ trợ đạt 2.647 tỷ đồng tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng doanh thu phụ trợ (mảng có biên lợi nhuận cao) trong doanh thu vận tải hàng không tiếp tục tăng từ mức 23,1% vào quý I/2018 lên 25,4% vào cuối 2018 và đạt 26,3% vào cuối quý I/2019.
Nhờ đó, kết quả kinh doanh quý I/2019 của Vietjet tiếp tục vượt kế hoạch đề ra với doanh thu hợp nhất đạt 13.636 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 1.463 tỷ đồng tăng tương ứng gần 9% và 7% so với cùng kỳ năm trước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.