'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của VEPR, năng suất lao động bình quân của Việt Nam đã tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động (năm 2006) lên mức 60,73 triệu đồng/lao động (năm 2017).
Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giảm từ 4,05% (2006) xuống còn 3,06% (2012). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,29%/năm.
Giai đoạn 2012-2017, năng suất lao động bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%.
Nhìn chung, giá trị năng suất lao động tổng hợp có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh qua các năm.
VEPR cho biết tính trung bình trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế có năng suất lao động ở mức cao là các ngành “khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí”, “hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm”, “hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ”, “hoạt động kinh doanh bất động sản”, “cung cấp nước”.
Trong khi đó, ngành “công nghiệp chế biến chế tạo” có năng suất lao động chưa cao và ngành “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.
So sánh với các nước Đông Bắc Á và ASEAN, VEPR cho biết tính đến năm 2015, năng suất lao động của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nhóm nước kể trên.
Năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất trong các nước so sánh, kể cả Campuchia, ở ba ngành “công nghiệp chế biến chế tạo”, “xây dựng”, “vận tải, kho bãi, truyền thông”.
Năng suất lao động của Việt Nam xếp gần cuối, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm ngành: “nông nghiệp”, “điện, nước, khí đốt”, “bán buôn, bán lẻ, sửa chữa”.
Ngược lại, Việt Nam có năng suất lao động cao hơn một số nước trong ba nhóm ngành: “khai mỏ và khai khoáng”, “tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng”, “dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân”.
Theo đánh giá của ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, năng suất lao động có sự phụ thuộc khá lớn vào nhân cách và kỹ năng của người lao động.
Ở phương diện này, ông Sơn cho rằng có thể chia tách vấn đề thành 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là giáo dục. “Hệ thống giáo dục của chúng ta đang dạy quá nhiều thứ mà không tạo ra kỹ năng cho người học. Kết thúc việc học ở bậc trung học mà tiếng Anh không có, các kỹ năng của người thợ, các kiến thức về ứng xử đều không có, vậy làm sao chúng ta có thể tạo ra được năng suất lao động”.
Khía cạnh thứ hai là vấn đề thể chế. “Theo tôi, thể chế của chúng ta không chỉ ảnh hưởng mà còn đang phá hoại hành vi của người lao động một cách ghê gớm”, ông Sơn nói.
Dẫn chứng cho nhận định này, ông Sơn cho biết từng chứng kiến những người thợ cầm xà beng ném vỡ cả đống kính ở công trình xây dựng. Hỏi vì sao lại lãng phí như thế thì người thợ chỉ đáp: nếu có tiết kiệm được thì các ông công đoàn, giám đốc lại đem bán rồi chia nhau, bọn tôi không được cái gì cả.
“Ấy là vì công đoàn hiện nay không phải do người lao động bầu ra mà là do Đảng chọn. Họ ngồi đó cai quản công nhân và chỉ giúp đỡ một tí chút thôi. Đó là một vấn đề”, ông Sơn nhận xét.
Ở tầng lớp trung gian, ông Sơn nêu ví dụ thực tế có bạn hàng ở Nam Định mà trong công ty có nhiều nhân viên cố tình không tìm hiểu công việc để không phải làm gì. Theo lời người chủ doanh nghiệp này, đó toàn là con ông cháu cha ở cấp tỉnh ủy, huyện ủy đưa xuống; giám đốc không thể chỉ đạo được mà cũng không thể đuổi được.
Thế nên, ông chủ doanh nghiệp này có suy nghĩ là “chẳng dại gì nai lưng ra làm để nuôi chúng nó” – ông Sơn nói.
“Còn tầng lớp cao nhất, chúng ta biết rồi, làm ăn tốt thì lại có công ty bên ngoài. Đó là vì doanh nghiệp họ đang quản lý không phải của họ. Họ sẽ có hành vi khác, có mối tốt là đưa lại cho công ty sân sau của mình. Như vậy là cả 3 tầng lớp: cao, trung gian và cấp thấp đều có hành vi không hướng tới tạo ra năng suất. Như vậy thì năng suất lao động cao làm sao được”, ông Sơn kết luận.
Theo VEPR, chất lượng lao động tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề. Thứ nhất, có hơn 60% lao động trẻ có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia vào thị trường lao động nhưng chỉ làm việc trong các hộ kinh doanh cá thể hoặc lao động gia đình. Trong khi đây là khu vực có năng suất thấp, việc làm bấp bênh và thu nhập không ổn định. Thứ hai, gần 50% lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động có trình độ chuyên môn không phù hợp với công việc đang làm, trong đó khoảng 33% là thiếu trình độ. Thứ ba, khoảng 70% lao động trẻ tham gia vào thị trường lao động nhưng không có bảo hiểm xã hội, trong khi tỷ lệ lao động làm công ăn lương có xu hướng tăng nhanh. Hơn thế nữa, lao động trẻ thiếu thông tin về thị trường lao động vì cả doanh nghiệp và người lao động đều tuyển dụng và tìm việc thông qua các mối quan hệ cá nhân, họ hàng hay bạn bè. Vai trò cầu nối thông tin của các trung tâm dịch vụ việc làm rất mờ nhạt. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.