'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Đâu là những điểm mới trong dự thảo Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi, được kỳ vọng mang tới cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT) sự bứt phá trong giai đoạn tới, thưa ông?
Cục trưởng Phùng Quốc Chí: Thứ nhất, Luật HTX sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung đối tượng Tổ hợp tác trên cơ sở Nghị định số 77/2019/NĐ-CP và đối tượng Liên đoàn HTX dựa trên kinh nghiệm quốc tế. Việc bổ sung các tổ chức này vào Luật sửa đổi nhằm tạo sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với nhau, để xây dựng một hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng.
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, bao gồm thành viên chính thức và thành viên liên kết để huy động tối đa nguồn vốn, trí tuệ, sức lao động và mở rộng thị trường cho các tổ chức kinh tế hợp tác.
Thứ ba, bỏ quy định hạn chế tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức kinh tế hợp tác cho khách hàng không phải là thành viên, đồng thời bổ sung quy định quỹ chung không chia phải được trích lập hằng năm để đầu tư phát triển, hình thành tài sản chung không chia và dự phòng tài chính cho các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân.
Dự thảo Luật quy định phân tách giao dịch nội bộ bên trong và giao dịch bên ngoài của tổ chức kinh tế hợp tác để Nhà nước có chính sách hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm. Phần giao dịch bên trong, phục vụ thành viên thể hiện bản chất tương hỗ giữa các thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác và được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ thông qua miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần giao dịch bên ngoài (hoạt động giống như doanh nghiệp) được Nhà nước đối xử bình đẳng, phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ tư, đơn giản thủ tục hành chính, giảm số lượng thành viên tối thiểu khi thành lập, trao quyền tự chủ cho các tổ chức kinh tế hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường của các tổ chức này.
Thứ năm, bổ sung một chương riêng về chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế hợp tác, trong đó quy định rõ các tiêu chí lựa chọn đối tượng được Nhà nước hỗ trợ nhằm tránh tình trạng hỗ trợ dàn trải, thiếu hiệu quả, khắc phục tình trạng hợp tác xã trá hình để trục lợi chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Nhiều năm qua, khu vực KTTT vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó phải chăng do Luật HTX 2012 còn bất cập, thưa ông?
Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT chỉ bằng khoảng 1/2 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp của KTTT vào GDP cả nước giảm liên tục từ 8,06% năm 2001 xuống còn 3,62% năm 2020; nhiều HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối trong nhiều HTX còn biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của KTTT. Do nguyên nhân sau:
Nhận thức của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò của KTTT chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp; hoài nghi về sự thành công của KTTT. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho KTTT tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán. Công tác quản lý nhà nước thiếu thống nhất, một số nơi buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu; thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về KTTT chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Một số hợp tác xã chưa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật; thành viên HTX vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm hoặc trông chờ hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, về Luật HTX năm 2012 ban hành, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng được sửa đổi, bổ sung dẫn đến nhiều quy định của Luật HTX năm 2012 bị chồng chéo. Một số quy định của Luật HTX năm 2012 còn cứng nhắc, phức tạp, khó hiểu trong quá trình thực thi, như: Bắt buộc thành viên phải sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX theo hợp đồng dịch vụ; hạn chế tỷ lệ cung ứng sản phẩm dịch vụ với khách hàng không phải là thành viên; hạn chế tỷ lệ góp vốn tối đa của thành viên; điều kiện tham gia vào HTX còn khó khăn, chưa tạo điều kiện để HTX huy động vốn từ bên ngoài; quy định về tài sản chưa rõ ràng...
Các quy định này tạo khoảng cách rất lớn giữa lý luận và thực tế, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của người dân và trình độ phát triển của HTX trong bối cảnh hiện nay. Do đó, phát triển khu vực KTTT, HTX vẫn còn nhiều khó khăn, mô hình HTX chưa thực sự hấp dẫn, chưa hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thành viên.
- Mục tiêu phát triển tốt mô hình HTX trong những năm tới sẽ như thế nào để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ? Ông có những khuyến nghị giải pháp gì để mô hình HTX phát triển một cách bền vững?
Mục tiêu phát triển KTTT đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên. Đến năm 2045 phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức KTTT.
Để đạt mục tiêu trên, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng thể của đất nước, của tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, KTTT có vai trò tổ chức, tập hợp và tăng sức cạnh tranh, sức sản xuất của những thành viên, nhất là hộ nông dân, người sản xuất nhỏ yếu thế trong nền kinh tế thị trường.
Để tiếp tục phát triển KTTT trong tình hình mới, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: (1) Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KTTT; (3) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT; (4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT; (5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Với các quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trên, việc thúc đẩy KTTT phát triển hơn nữa trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Hơn ai hết, người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tinh thần của Nghị quyết, cũng như vai trò, vị trí của khu vực KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất hàng hóa phi tiêu chuẩn không có chỗ đứng, vì vậy, hợp tác là con đường tất yếu để cùng phát triển.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.