'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2021 là năm có nhiều ý nghĩa khi hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn với việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, đồng thời là năm đầu thực Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021-2025).
Trong bối cảnh thế giới dự báo có nhiều biến động, đặc biệt là dịch Covid-19 còn phức tạp, khó lường, chúng tôi cho rằng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Việt Nam vẫn là: thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới. Chúng tôi dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2021 như sau.
- Tăng trưởng GDP: năm 2021, các hoạt động kinh tế xã hội được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn sau những tác động của dịch bệnh. Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 dự báo có thể đạt 6,5-7%, phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế (IMF, World Bank, ADB…).
- Lạm phát: áp lực lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2021 do tác động của đà hồi phục kinh tế, lộ trình tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, độ trễ của chính sách tiền tệ - tài khóa mở rộng. Dự báo CPI bình quân năm 2021 sẽ tăng 3,5-3,7% so với năm 2020 song sẽ vẫn tăng 0,3-0,5 điểm % so với năm 2020. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát tốt lạm phát, cần chú trọng đảm bảo hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng cường bình ổn giá, đảm bảo dân sinh và niềm tin người tiêu dùng (đặc biệt vào các dịp cao điểm mang tính mùa vụ) cũng như phối hợp chính sách tốt hơn.
- Thương mại: việc EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020; Hiệp định RCEP được ký kết ngày 15/11/2020, dự kiến hiệu lực trong vòng 18 tháng và Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA) sẽ có hiệu lực ngày từ đầu năm 2021, mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch. Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu có thể khiến nhu cầu đối với hàng hóa Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng, song thực tế dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt trong cả hai đợt bùng phát dịch tại Việt Nam cũng góp phần đáng kể củng cố tính ổn định của sản xuất nội địa và hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, sản xuất. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc bị Mỹ gán mác “thao túng tiền tệ” và việc trao đổi, đàm phán không có kết quả thì sẽ có thể gây ra một số bất lợi nhất định đến hoạt động ngoại thương, đầu tư, nếu Mỹ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn. Khả năng này theo chúng tôi là ít xảy ra.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng khoảng 6-8%, ước đạt 298-304 tỷ USD; trong khi nhập khẩu sẽ tăng khoảng 5-7%, ước đạt 278-283 tỷ USD để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, cũng như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất khi dịch bệnh suy giảm bớt, cán cân thương mại dự kiến tiếp tục thặng dư ở mức 15-17 tỷ USD.
- Vốn FDI: năm 2021, trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự kiến sẽ chỉ phục hồi ở mức “vừa phải’’ (tăng khoảng từ 5-10%), thu hút FDI của Việt Nam có một số lợi thế, trong đó phải kể đến các FTA có hiệu lực, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, an toàn y tế và ổn định chính trị, khả năng kết nối với các trung tâm sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, nỗ lực cải thiện thể chế, môi trường kinh doanh của Việt Nam…
Tuy nhiên, một số yếu tố cản trở là dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và việc Mỹ gán mác Việt Nam “thao túng tiền tệ” cũng có thể ảnh hưởng như nêu trên. Dự báo năm 2021, Việt Nam sẽ thu hút được 37-39 tỷ USD vốn đăng ký (tăng 30-35%) và giải ngân được khoảng 21-22 tỷ USD (tăng 5-6%).
- Cán cân ngân sách: để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế và trang trải các khoản vay cũ, dự báo thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam sẽ vẫn duy trì mức cao trong năm 2021 lần lượt ở mức 4% GDP và 56-58% GDP (GDP chưa đánh giá lại), song sẽ được kiểm soát theo hướng giảm dần qua từng năm trong giai đoạn 2021-2025. Dự báo thâm hụt ngân sách sẽ được kiểm soát ở mức dưới 4% trong giai đoạn 2021-2025 (khoảng 3,5%) và nợ công giảm dần và ở mức 45-46%GDP vào năm 2025 (theo GDP đánh giá lại), tiệm cận mức nợ công bền vững theo khuyến cáo của IMF.
Cùng với đó, cơ cấu thu chi ngân sách sẽ theo hướng bền vững hơn, chi thường xuyên/tổng chi NSNN giai đoạn 2021-2025 sẽ ỏ mức 61-62% (giảm từ mức 63-65% giai đoạn 2016-2020); chi đầu tư phát triển sẽ tăng lên mức 28-29% trong điều kiện đảm bảo hiệu quả đầu tư công và các gói hỗ trợ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Lãi suất và tỷ giá: năm 2021 dự kiến NHNN sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm duy trì lãi suất cơ bản ổn định, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn, cho dù cùng với đà hồi phục kinh tế, nhu cầu tín dụng và áp lực lạm phát tăng lên có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ so với năm 2020. Đồng thời, tỷ giá dự kiến tăng ở mức 0,5-1% so năm 2020 do: (i) hoạt động kinh tế phục hồi khiến nhu cầu thanh toán, vay ngoại tệ bằng đồng USD tăng lên; (ii) triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng sau dịch bệnh, giúp đồng USD tăng giá từ nửa cuối của năm; (iii) dự trữ ngoại hối duy trì ở mức cao giúp giá trị VND ổn định; và (iv) kiều hối tiếp tục hỗ trợ tỷ giá ổn định.
- Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu: năm 2021, dự kiến tín dụng sẽ được mở rộng hơn song mức tăng không quá cao so với năm 2020, dự kiến tăng từ 12-13%. Dự báo nợ xấu nội bảng tại các ngân hàng sẽ tăng lên mức 3-3,5% năm 2021, do hai nguyên nhân chủ yếu là: (i) vẫn còn độ trễ tác động của dịch bệnh đến khách hàng của TCTD và (ii) do các khoản nợ đang cơ cấu lại theo Thông tư 01 vẫn được giữ nguyên nhóm nợ mà chưa phải chuyển nhóm, nên khi Thông tư 01 hết hiệu lực, các TCTD phải chuyển nhóm nợ thì nợ xấu sẽ tăng lên. Vì vậy, NHNN cần xem xét, tính toán thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 01 theo hướng có lộ trình để không tạo cú sốc cho nợ xấu tăng nhanh đối với các TCTD; đồng thời các TCTD tiếp tục phải hy sinh lợi nhuận tăng thấp trong năm 2021 để có nguồn lực xử lý nợ xấu.
- Kinh tế số: với sự phát triển của CMCN 4.0, chủ trương “Make in Viet Nam” và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã ban hành, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ diễn ra nhanh hơn. Theo dự báo của Google và Temasek (2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2020-2025 sẽ đạt mức 30%/năm, cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN (25%) và quy mô kinh tế số sẽ đứng thứ ba khu vực ASEAN, sau Indonesia và Thái Lan. Theo dự báo của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 1,1% hàng năm đến năm 2030 nếu chuyển đổi số thành công.
- Hoạt động doanh nghiệp: trong năm 2021, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tiếp tục gặp khó khăn do diễn biến khó lường của dịch bệnh, tuy nhiên dự báo hoạt động doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn do: (i) Chính phủ tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ đợt 1 vừa qua và có thể ban hành gói hỗ trợ mới nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh; (ii) Các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn trong bối cảnh bình thường mới; và (iii) Nhu cầu nội địa và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trở lại.
Với kết quả đã đạt được trong năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới dù sẽ phục hồi, khả quan hơn nhưng còn nhiều bất định trong năm 2021, để bức tranh kinh tế Việt Nam tươi sáng hơn, phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2021, chúng tôi khuyến nghị cần tập trung 8 giải pháp chính như sau:
Một là, trong năm 2021 cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, kiên trì nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả trong bối cảnh đại dịch còn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ; rà soát, mở rộng và kéo dài các gói hỗ trợ (nhất là đối với các lĩnh vực chịu tác động mạnh như du lịch, hàng không, bán lẻ…) để giúp doanh nghiệp vượt khó, cũng là nuôi dưỡng động lực phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách lâu dài. Chú trọng khai thác các động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,5-7%.
Hai là, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô: (i) nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu; (ii) theo sát, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế để sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách nhằm ổn định thị trường; (iii) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát; và (iv) Xây dựng lộ trình và phối hợp thực thi kế hoạch tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý một cách phù hợp, hiệu quả, tránh các thời điểm cao điểm…
Ba là, ưu tiên hoàn thiện thể chế như là một đột phá của năm 2021. Theo đó, năm 2021 cần ưu tiên hơn nữa khâu này, nhất là chú trọng nâng cao chất lượng và thực thi thể chế; hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế tư nhân và thể chế cho phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới, xã hội số…
Bốn là, chủ động nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu: (i) thực thi hiệu quả nhằm tận dụng các cơ hội từ các FTA thế hệ mới; (ii) thực thi hiệu quả những định hướng, mục tiêu, giải pháp tại Nghị quyết 50 (2019) của Bộ Chính trị về định hướng, sàng lọc thu hút FDI đến năm 2030; (iii) tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh; (iv) tăng cường hiệu quả công tác truyền thông về các hiệp định; và (v) đẩy mạnh cải cách thể chế theo các cam kết hội nhập.
Năm là, tiếp tục thúc đẩy đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng phát triển lâu dài: trong năm 2021, đầu tư công vẫn nên được xem như một giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19; trong đó cần lưu ý tính hiệu quả và thực chất của việc giải ngân đầu tư công.
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh và quyết liệt, đồng bộ hơn các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm đảm bảo việc phân bổ nguồn lực thực sự hiệu quả; đồng thời tăng cường nội lực, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc.
Bảy là, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, nhất quán thực hiện tốt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tám là, hết sức chú trọng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp: cần đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ; tăng tính gắn kết giữa các khối doanh nghiệp (trong nước với FDI, lớn với nhỏ); áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ; nâng đỡ, khuyến khích để các hộ gia đình chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ; đồng thời, tạo điều kiện để xây dựng một số doanh nghiệp lớn (đầu đàn) dẫn dắt, đi đầu trong kiến tạo, kết nối các chuỗi giá trị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.