Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực từ ngày 1/3. Một trong những điểm mới của nghị định là doanh nghiệp được từ chối bồi thường bảo hiểm thiệt hại đối với tài sản nếu tài xế có nồng độ cồn trong hơi thở/máu hoặc sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm.
Ngay sau khi quy định trên được ban hành, nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc nếu từ chối bảo hiểm khi tài xế có nồng độ cồn hoặc chất kích thích thì quyền lợi của nạn nhân - tức là bên thứ ba sẽ được bảo đảm ra sao.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm dẫn Nghị quyết 12/2019 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2020. Trong đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, nhu cầu thực tiễn.
Nghị định 03/2021 quy định tám trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, bao gồm trường hợp thiệt hại đối với tài sản do tài xế điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định pháp luật.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, việc bổ sung điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định pháp luật có liên quan. Đây là giải pháp cần thiết nhằm góp phần hạn chế các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng do tài xế say rượu, ngáo đá gây bức xúc trong xã hội thời gian qua.
Quy định mới cũng phù hợp với Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Cũng theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm mang tính chính sách, ưu tiên bồi thường đối với thiệt hại về người, phù hợp với định hướng chính sách và thông lệ quốc tế. Do đó, điểm loại trừ trên chỉ áp dụng đối với thiệt hại về tài sản.
“Trường hợp thiệt hại về thân thể, tính mạng của bên thứ ba, hành khách, doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường theo quy định” - cơ quan này nhấn mạnh.
Đối với vấn đề bồi thường cho bên thứ ba, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho rằng hợp đồng bảo hiểm chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm (chủ xe, tài xế).
Theo đó, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ tạo điều kiện cho chủ xe, tài xế tiếp cận nhanh chóng, kịp thời nguồn tài chính là bồi thường bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, bảo đảm nguồn lực thực hiện trách nhiệm đối với nạn nhân.
Về mặt pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ xe, tài xế đối với bên thứ ba (nạn nhân) thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và hồ sơ bồi thường bảo hiểm có biên bản giám định xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.