Cách tra cứu thông tin tín dụng để biết có dính nợ xấu hay không?
Minh Anh -
30/03/2024 12:14 (GMT+7)
(VNF) - Sau vụ xài 8,5 triệu đồng gần 11 năm sau bị đòi nợ hơn 8,8 tỷ đồng, nhiều người lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính từ ngân hàng. Vậy làm sao để kiểm tra thông tin tín dụng, cách xử lý khi phát hiện thông tin tín dụng bị sai, cách tránh phát sinh nợ xấu...
Vụ việc một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng với số tiền nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng, sau gần 11 năm “quên” trả, dư nợ lên tới 8,8 tỷ đồng gây xôn xao dư luận.
Vụ việc trên đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng không biết mình có đang mắc nợ hoặc dính nợ xấu ngân hàng, công ty tài chính gì không. Bởi nhiều người có thẻ tín dụng thậm chí còn không nhớ mở thẻ tín dụng từ năm nào, có phát sinh nợ không.
Đồng thời, câu chuyện cũng đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Cách tra cứu thông tin tín dụng
Người dùng dịch vụ ngân hàng có thể truy cập vào website của CIC tại https://cic.gov.vn, mục "Hướng dẫn nhanh cách sử dụng Mobile App" hoặc trang Facebook "Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC" hay tải app CIC - Kết nối nhu cầu vay để tra cứu mình có đang bị nợ ngân hàng không.
Tại Việt Nam, các thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) làm đầu mối. CIC thu thập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng từ 100% tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng; báo cáo chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, báo cáo xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp… Cổng Thông tin kết nối khách hàng vay (website https://cic.gov.vn và ứng dụng trên điện thoại thông minh Android và iOS) là kênh kết nối giữa CIC và khách hàng vay với nhiều tiện ích, hỗ trợ khách hàng vay.
Sau khi truy cập website CIC hoặc tải app, khách hàng đăng ký tài khoản cá nhân. Khi có tài khoản, khách hàng có thể "khai thác báo cáo" để bắt đầu tra cứu nợ trên CIC.
Do là thông tin cá nhân và được bảo mật nên khi muốn khai thác báo cáo tín dụng, khách hàng cần làm các bước xác thực như: tải ảnh chụp căn cước công dân (CCCD), xác thực khuôn mặt, vân tay… rồi mua báo cáo tín dụng và kiểm tra.
Bên cạnh đó, khách hàng dù không vay hay đã vay tiền/mở thẻ tín dụng tại tổ chức tín dụng cũng nên chủ động kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân định kỳ tại ứng dụng "iCIC" trên điện thoại thông minh hoặc website: cic.gov.vn của CIC để đảm bảo thông tin của mình chính xác, phát hiện kịp thời các gian lận.
Về mức phí khai thác báo cáo thông tin tín dụng, CIC cho biết khách hàng vay được khai thác miễn phí báo cáo tín dụng của bản thân 1 năm/lần.
Từ lần khai thác thứ 2 trong năm, khách hàng vay phải trả phí 20.000 đồng/bản đối với báo cáo thông tin tín dụng cá nhân, 50.000 đồng/bản báo cáo thông tin tín dụng doanh nghiệp (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Cách xử lý khi phát hiện thông tin tín dụng bản thân bị sai sót
Khi phát hiện thông tin có sai sót, cần liên hệ với các tổ chức tín dụng hoặc CIC để được hỗ trợ kịp thời.
Nếu phát hiện thông tin bị sai sót, khách hàng phản ánh với CIC qua Tổng đài 1800585891 hoặc chuyên mục "Khiếu nại/phản hồi" tại website: http://cic.gov.vn (gửi kèm giấy tờ chứng minh). Nếu sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh và thông báo kết quả cho khách hàng.
Nếu thông tin sai sót tại tổ chức tín dụng báo cáo thông tin, nhân viên CIC sẽ hướng dẫn khách hàng làm việc với tổ chức tín dụng liên quan để xác minh, giải đáp. Trường hợp xác định có sai sót, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị CIC cập nhật, điều chỉnh thông tin đúng.
Bảo mật thông tin cá nhân
Để chủ động bảo vệ bản thân trong các giao dịch và phòng tránh những tình huống gian lận, khách hàng nên tuân thủ chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng với tổ chức tín dụng; có biện pháp bảo mật thông tin cá nhân; tuyệt đối không cung cấp giấy tờ cá nhân, thẻ tín dụng, thông tin tài khoản, mật khẩu tài khoản đăng nhập cho người khác.
Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin định danh cá nhân như CMND, CCCD cho các bên cung cấp dịch vụ, chỉ chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ thực sự uy tín và đáng tin cậy.
Khách hàng tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn, email lạ hoặc không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, khách hàng dù không vay hay đã vay tiền/mở thẻ tín dụng tại TCTD cũng nên chủ động kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân định kỳ tại ứng dụng "iCIC" trên điện thoại thông minh hoặc website: cic.gov.vn của CIC để đảm bảo thông tin của mình chính xác, phát hiện kịp thời các gian lận.
Cách cải thiện điểm tín dụng, tránh phát sinh nợ xấu
CIC đưa ra một số tiêu chí, định hướng cho khách hàng tham khảo để có thể nâng cao được điểm số tín dụng của mình, tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn tại các thông tin tín dụng như sau:
Chỉ vay vốn/mở thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết và tính toán kỹ khả năng trả nợ dựa trên thu nhập thực tế.
Có kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn; luôn có ý thức trả nợ, dù là khoản nợ nhỏ.
Thường xuyên kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân qua Cổng Thông tin CIC.
Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc khách hàng nên cố gắng chi trả dần số dư nợ hiện tại, không nên phát sinh thêm nhiều khoản nợ mới, đặc biệt là nợ tín chấp, nợ vay tiêu dùng.
(VNF) - Thẻ tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, có thể trở thành công cụ tài chính hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người dùng không biết cách chi tiêu.
(VNF) - Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ thu ngàn tỷ bảo hiểm xe cơ giới, nhưng chi bồi thường chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất. Chuyên gia đánh giá rằng, phải tăng chi bồi thường ở bảo hiểm TNDS để người dân có niềm tin vào loại hình quan trọng này
(VNF) - Đại lý tư vấn Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ MB Ageas (MBAL) bị nghi vấn có hành vi “rút tiền trong thẻ” của hàng loạt khách hàng tại ngân hàng ở Lào Cai. Theo MBAL, vụ việc đã được chuyển đến cơ quan chức năng để điều tra xác minh.
(VNF) - Nguyên nhân việc người tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT), khi xảy ra sự kiện bảo hiểm không được bồi thường đến từ nhiều phía, chủ yếu là khâu tư vấn. Theo chuyên gia, cần có sự chung tay của cả 3 bên để người dân tin tưởng vào ngành bảo hiểm
(VNF) - Được đánh giá là thị trường có tính chất “cô đặc” cao và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sau khi chịu ảnh hưởng từ thiệt hại của cơn bão số 3. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng
(VNF) - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm (60 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.
(VNF) - Ngày 21/2/2025, Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Thăng Long - phối hợp với Agribank chi nhánh huyện Lục Nam (Bắc Giang) tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng với số tiền hơn 1 tỷ đồng cho 3 gia đình khách hàng.
(VNF) - Techcombank dự kiến thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ (TCLife) với vốn điều lệ tối thiểu 1.300 tỷ đồng, đồng thời bỏ ra 285 tỷ đồng nhằm tăng sở hữu tại bảo hiểm phi nhân thọ kỹ thương (TCGIns)
(VNF) - Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2024 đã khởi sắc, nhiều công ty báo lãi lớn. Các chuyên gia dự báo thị trường này sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2025 bởi tăng trưởng kinh tế tích cực và dư địa cho vay mảng tiêu dùng còn rất lớn.
(VNF) - Không chỉ dành cho người trụ cột, nhiều bố mẹ hiện nay đã tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) cho các con rất sớm, từ 15 ngày tuổi. Theo chuyên gia, việc này nếu lựa chọn đúng thì “một mũi tên, trúng ba đích”
(VNF) - Đại diện Bảo hiểm Agribank cho rằng phát triển các hoạt động bảo hiểm vào khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, các HTX và nhà nông.
(VNF) - Theo các chuyên gia, ngoài việc tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của bảo hiểm TNDS xe máy, chủ động đòi quyền lợi, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cần phải có trách nhiệm chủ động trong việc bồi thường
(VNF) - Việc bồi thường trong bảo hiểm TNDS xe máy trong những năm qua còn nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, thủ tục bồi thường thực sự “không khó”, khách hàng không được hưởng quyền lợi chỉ đơn giản là chưa bao giờ đi đòi
(VNF) - Mặc dù còn nhiều bất cập trong việc chi trả bồi thường bảo hiểm xe máy, nhưng theo Bộ Tài chính cũng như các chuyên gia, đây là loại hình vẫn nên bắt buộc người dân tham gia
(VNF) - Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp đổi mới về trải nghiệm khách hàng từng ngày để tạo sự khác biệt. FWD Việt Nam là công ty điển hình trong xu hướng này, không ngừng đổi mới để mang lại môi trường bảo hiểm thân thiện, dễ tiếp cận và giàu giá trị cho khách hàng.
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm của BIC đạt gần 5.524 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 650 tỷ đồng, tăng trưởng gần 15%
(VNF) - Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sản phẩm rất cần thiết với mỗi gia đình trong việc bảo vệ tài chính, bảo vệ nguồn thu nhập. Chuyên gia khuyên rằng, dịp Tết là lúc nên xem xét tham gia bởi thuận lợi về tài chính và rủi ro cũng dễ xảy ra hơn bình thường
(VNF) - Năm 2025 được kỳ vọng sẽ đánh dấu giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Theo dự báo từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm 2025 dự kiến tăng 3%, trong khi nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế được ước tính tăng 5,4% so với năm 2024.
(VNF) - Sau khi vượt qua “vùng đáy”, thị trường tài chính tiêu dùng được dự báo tiếp tục thu hút sự quan tâm của khối ngoại nhờ lợi nhuận hấp dẫn. Bản thân các công ty tài chính cũng cân nhắc việc tìm kiếm đối tác chiến lược trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
(VNF) - Phong thủy là một bộ môn khoa học cổ truyền của phương Đông, không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống và quản lý tài chính. Nhiều người tin rằng việc áp dụng nguyên lý phong thủy vào cuộc sống không chỉ thu hút tài lộc mà còn giúp tránh những thất thoát không đáng có.
(VNF) - Thẻ tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, có thể trở thành công cụ tài chính hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người dùng không biết cách chi tiêu.