Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
- Nghị quyết 42 ra đời đã mở đường cho xử lý nợ xấu - được ví như cục máu đông của nền kinh tế. Theo ông, những bất cập trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là gì và nợ xấu đã trở về ngưỡng an toàn hay chưa?
Ông Nguyễn Hữu: Theo báo cáo của NHNN Việt Nam tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg, đến 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Như vậy chỉ trong vòng 1 năm thực hiện, hơn 20% tổng số nợ xấu đã được xử lý. Nếu dựa trên số liệu đó thì về lý thuyết, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết 42 là rất tốt. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào đó mà kết luận nợ xấu đã chạm ngưỡng an toàn, trên thực tế việc xử lý nợ xấu còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhiều ngân hàng vẫn gặp khó khăn về thể chế. Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu tài sản có 3 quyền: quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm hữu. Mặc dù Nghị quyết 42 giao quyền thu giữ cho ngân hàng nhưng đó mới chỉ là quyền định đoạt; hai quyền còn lại rất quan trọng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu thì ngân hàng vẫn chưa có. Do đó, ngân hàng chưa có được quyền thực sự với con nợ nên trường hợp con nợ không hợp tác thì ngân hàng cũng khó giải quyết được.
Thứ hai, vấn đề đấu giá hiện nay chưa đem lại sự tin tưởng cho khách hàng vì họ thường lo ngại vấn đề “quân xanh - quân đỏ” sẽ gây thiệt hại về giá. Do đó, cần nghiên cứu để thực hiện các phiên đấu giá chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho khách hàng.
Thứ ba, khâu định giá tài sản của các ngân hàng còn chưa đúng giá trị thực tế dẫn tới việc đấu giá tài sản đảm bảo cũng không hề đơn giản. Nhiều ngân hàng trong một năm phải giảm giá 2-3 lần giá trị lên tới 1.000 tỷ đồng nhưng vẫn không bán được tài sản. Điều này kéo dài thời gian xử lý nợ xấu.
Thứ tư, nhiều ngân hàng còn gặp khó khăn ở khâu kê khai, nộp thuế hay các khoản vay có liên quan đến các vụ án và đang trong quá trình điều tra, xét xử khiến việc xử lý tài sản đảm bảo kéo dài.
Thứ năm, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định TSĐB nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý theo Nghị quyết 42.
Thứ sáu, xử lý nợ xấu qua VAMC giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu nhưng mua bán nợ dưới hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt mua những tài sản theo giá trị sổ sách tiềm ẩn nhiều rủi ro vì về cơ bản những khoản nợ ngân hàng bán cho VAMC hầu hết là khoản ngân hàng đã không thể tự xử lý được nữa, rất khó bán. Khi đến hạn đáo hạn trái phiếu VAMC phát hành mà công ty không bán được nợ thì khoản nợ sẽ được trả lại cho ngân hàng và trong trường hợp đó việc thu hồi vốn khoản nợ này gần như bằng 0. Do đó, trong thời gian tới nên hạn chế và tiến tới dừng mua bán nợ dưới hình thức này mà đẩy mạnh phương thức mua bán theo cơ chế thị trường.
Từ những khó khăn trên, có thể thấy chưa thể kết luận nợ xấu đã nằm ở mức an toàn, rất nhiều khả năng con số 20% nợ xử lý được thuộc đối tượng dễ xử lý, phần còn lại khoảng 427 nghìn tỷ nếu không có điều chỉnh hoặc giải pháp phù hợp thì trong các năm tiếp theo tốc độ xử lý nợ xấu không thể nhanh như vậy.
- Lợi ích đối với hệ thống tín dụng đã rõ. Còn với các doanh nghiệp bất động sản, ông đánh giá sao về tác động từ Nghị quyết 42? Trong bối cảnh, Ngân hàng Nhà nước liên tục ban hành các quy định nhằm hạn chế tín dụng chảy vào lĩnh vực này, ông có nghĩ doanh nghiệp bất động sản phần nào đó chịu thiệt thòi?
Việc ngân hàng nhà nước liên tục ban hành các quy định nhằm hạn chế tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản trong bối cảnh quá trình xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Các chính sách này được ban hành chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, để có được nền kinh tế vững mạnh, các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp bất động sản cần chung sức đóng góp cùng vượt qua khó khăn. Khi kinh tế phục hồi và phát triển, người dân có thu nhập và tích lũy chắc chắn vốn đầu tư vào ngành bất động sản sẽ tăng lại. Mặt khác, việc khống chế vấn đề về bong bóng bất động sản cũng góp phần đưa thị trường bất động sản về giá trị thực cũng sẽ góp phần tạo điều kiện tốt cho người dân có nhu cầu về nhà ở được sở hữu nhà ở giá rẻ.
- Theo ông, giải pháp nào để xử lý nợ xấu có thể triển khai nhanh hơn trong thời gian tới?
Theo tôi, cần có một số biện pháp căn bản triển khai nhanh hơn vấn đề xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý, xử lý các vướng mắc về xử lý nợ xấu thời gian qua (xử lý các tài sản đảm bảo là vật chứng của các vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ; triển khai giải pháp xử lú các khoản nợ xấu liên quan xây dựng cơ bản, xử lý tài sản đảm bảo là dự án bất động sản còn dang dở, vấn đề về thuế…). Xây dựng quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Toà án, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân và một số bộ ngành liên quan) để đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo.
Thứ hai, các TCTD chủ động rà soát, phân loại từng khoản nợ, xây dựng phương án cụ thể đối với từng trường hợp có thể xảy ra đối với mỗi khoản nợ ((i) trường hợp khách hàng hợp tác, (ii) trường hợp khách hàng yêu cầu yêu cầu hợp tác chia sẻ rủi ro, (iii) khách hàng không hợp tác và đưa nhau ra toà) để đảm bảo chủ động, xử lý nhanh chóng các khoản nợ.
Thứ ba, ngoài việc mở rộng đối tượng mua bán nợ, cần thiết lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp trong đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố này cần được nghiên cứu kỹ vì hiện nay tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp đưa ra đấu giá ngoài một số mặt hàng khác thì chủ yếu liên quan tới bất động sản bao gồm đất đai và tài sản trên đất. Trong khi đó, các quy định pháp luật hiện hành đối với người nước ngoài liên quan tới vấn đề này còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào xử lý nợ xấu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.