Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo bà Dung, hiện có 3 điểm vướng mắc lớn liên quan đến thị trường bất động sản gồm: các vấn đề pháp lý, nguồn vốn và thủ tục hành chính.
Về pháp lý, bà Dung cho biết pháp luật hiện hành có nhiều quy định chồng chéo, thiếu đồng bộ, thể hiện rõ nét ở 4 luật: Đầu tư, Đất Đai, Nhà ở và Đấu thầu.
Điều này dẫn tới thực trạng là “trong 2 năm trở lại đây, chúng tôi thấy các tỉnh bắt đầu ngại trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định pháp luật và thường phải chờ hỏi ý kiến từ các bộ ngành”, bà Dung nói.
Chỉ ra các vướng mắc cụ thể, bà Dung cho hay Điều 118 Luật Đất đai quy định rất rõ về hình thức giao đất/cho thuê đất thông qua đấu giá hoặc không thông qua đấu giá. Tuy nhiên khi lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu thì mọi chuyện lại không rõ ràng.
“Trước đây, các tỉnh thông thường sẽ giao đất luôn đối với các chủ đầu tư được lựa chọn qua hình thức đấu thầu và bỏ tiền ra giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các tỉnh đều dừng lại ở khâu giao đất và lúng túng không biết có phải thực hiện thủ tục đấu giá lại hay không. Vấn đề này đang rất vướng và nếu không gỡ được thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các địa phương trong việc thu hút đầu tư cũng như các cơ hội của doanh nghiệp.
“Đó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn dẫn đến trong thời gian vừa qua, tại rất nhiều tỉnh, các dự án lớn được giao đất rất ít. Với FLC, mỗi một tỉnh mà chúng tôi có 1 – 2 dự án được giao đất đã là quý rồi. Tình trạng này nếu không được khắc phục thì năm nay sẽ tiếp tục như vậy”, bà Dung chia sẻ.
Một vấn đề pháp lý vướng mắc khác cũng được bà Dung nêu ra là cách thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp diện tích đất dự kiến thực hiện dự án có đất công xen kẹt.
Theo bà Dung, hiện nay có tình trạng các dự án bị vướng phần đất công, chủ yếu là kênh mương, ruộng đồng… Theo các quy định của Nghị định 167, phần đất công này sẽ phải thực hiện đấu giá. Tuy nhiên, nếu phải tổ chức đấu giá riêng cho phần đất công này thì các thủ tục sẽ rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Trong khi đó, pháp luật hiện nay lại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý phần đất công xen kẹt. Nhiều doanh nghiệp cũng như hiệp hội bất động sản đã đề xuất các giải pháp như cho đấu thầu toàn bộ dự án (bao gồm cả phần đất công xen kẹt), theo đó phần đất công xen kẹt có thể được đền bù theo phương án giải tỏa mặt bằng hoặc là hoán đổi đất… Dù vậy, đến nay các tỉnh đều vẫn chậm triển khai thực hiện việc này.
Liên quan đến việc thuê đất trả tiền hàng năm và trả tiền một lần, vị “nữ tướng” của Tập đoàn FLC cho biết theo Điều 172 Luật Đất đai, các tổ chức kinh tế được quyền lựa chọn giữa thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần. Tuy nhiên luật lại không nói rõ là sẽ được thực hiện cho một phần dự án hay toàn bộ dự án.
“Có tỉnh thì vận dụng được nhưng có những tỉnh hiện nay rất lúng túng. Về phía doanh nghiệp, việc trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ dự án (tức là bao gồm cả hạng mục hạ tầng, cảnh quan) gây khó khăn rất lớn vì diện tích cho cảnh quan, hạ tầng là rất lớn (thường chiếm 60% diện tích dự án). Đây là phần không có giá trị kinh tế mà lại phải nộp một lần thì rất khó khăn cho doanh nghiệp”, bà Hương nói.
Nói đến việc thẩm định thiết kế, bà Dung cho biết theo Thông tư 03/2016 của Bộ Xây dựng, một dự án gồm nhiều công trình chính độc lập thì cấp có thẩm quyền thẩm định thiết kế sẽ áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất.
Ví dụ, một khu nghỉ dưỡng rộng vài trăm hecta, có hàng trăm hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau, nếu tính theo cấp cao nhất sẽ phải trình toàn bộ lên Bộ Xây dựng.
Bà Dung cho rằng việc thẩm định nên tách riêng từng công trình: công trình nào thuộc cấp thẩm định bên Bộ thì lên Bộ còn công trình cấp thấp hơn thì giao về địa phương, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian.
Đối với giấy phép xây dựng, bà Dung cũng cho biết hiện nay, các dự án quy mô lớn của Tập đoàn FLC đang gặp tình trạng mọi hạng mục đều phải xin cấp giấy phép xây dựng, thay vì chỉ cần phù hợp với quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt hay hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
“Ngay cả một hạng mục cổng chào chúng tôi cũng phải xin cấp phép xây dựng. Điều này dẫn đến việc để hoàn thiện thủ tục một cách bài bản, đủ hết giấy tờ mới triển khai xây dựng thì chắc phải mất ít nhất là 2 năm, như vậy sẽ làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của địa phương”, bà Dung bày tỏ.
Về thủ tục hành chính, bà Dung chỉ ra: mặc dù Chính phủ rất quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính nhưng thủ tục nội bộ lại chưa được xem là một bước của thủ tục hành chính, trong khi đây là thủ tục kéo dài nhất.
“Một văn bản ở địa phương cũng phải liên quan đến rất nhiều các sở, ngành. Có ý kiến của các sở ngành rồi mới tổng hợp, qua các phòng ban của Ủy ban, rồi mới ra được 1 văn bản, quá trình này mất rất nhiều thời gian.
“Trên Bộ cũng vây, phải hỏi qua các vụ, cục rồi mới lên Bộ. Chúng tôi tính trung bình để có được một văn bản trả lời từ Bộ thì nhanh cũng phải trong vòng 2 tháng, không thì phải lên tới 6 tháng.
“Vấn đề này đang thực sự ảnh hưởng rất lớn đến cả địa phương và doanh nghiệp. Những thủ tục nội bộ này nếu không có sự cải tổ quyết liệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam”, bà Dung nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.