'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước đó, trong những phân tích của mình, ông Don Lam cho biết các chuyên gia công nghiệp thế giới cho rằng khoảng 20% năng lực sản xuất sẽ được chuyển dịch khỏi Trung Quốc sang các nước khác trong năm tới.
Dù không phải toàn bộ dòng dịch chuyển này sẽ đổ bộ vào Việt Nam, nhưng CEO VinaCapital nhận định Việt Nam có nhiều ưu thế hoàn toàn có thể thu hút những khoản vốn FDI chất lượng cao.
Chi phí và chất lượng lao động chính là hai ưu thế được ông Don Lam nhắc đến. Theo đó, chi phí lao động của Việt Nam được nhận định là thấp hơn Trung Quốc, thậm chí là thấp hơn một nửa. Theo nghiên cứu của tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản và của một số tổ chức khác thì chất lượng lao động của Việt Nam có thể sánh ngang với Trung Quốc.
Ông Don Lam nhắc lại việc kiểm soát tốt dịch bệnh là một lợi thế giúp Việt Nam thu hút sự chú ý của toàn thế giới, đặc biệt là giời kinh doanh.
Về những yếu tố mà các công ty nước ngoài đang tìm kiếm ở một số quốc gia cho việc đầu tư, theo ông Don Lam, điều đầu tiên chính là nguồn cung lao động tốt, lành nghề và có kinh nghiệm.
Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại cũng cần hệ thống kho vận thuận tiện cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô và linh kiện từ các nhà cung cấp, cũng như cho việc vận chuyển thành phẩm tới đối tác và khách hàng.
Một yếu tố quan trọng khác mà các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm là hệ thống pháp lý linh hoạt và đơn giản, được chính phủ các nước sản xuất chào đón và các thủ tục giấy tờ tinh giản nhất.
Các doanh nghiệp FDI cũng luôn cân nhắc về tình hình chính trị và triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định ở những nước sản xuất.
Nhìn chung, theo ông Don Lam thì Việt Nam đều đạt chuẩn ở hầu hết các yếu tố kể trên, và đang nhanh chóng cải thiện tình hình ở những yếu tố còn chưa đạt.
CEO VinaCapital đề xuất một số giải pháp mà chính phủ có thể tận dụng những lợi thế trên để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn nữa trong việc thu hút thêm nguồn vốn FDI. Theo đó, ông cho rằng có rất nhiều yếu tố mà chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện.
“Một trong số đó là đẩy nhanh tiến độ phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng do chi phí hậu cần của Việt Nam vẫn luôn nằm trong top cao nhất trong khu vực”, ông Don Lam nhận định.
Theo số liệu của VinaCapital, hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 45 trong chỉ số năng lực quốc gia về kho vận của Ngân hàng Thế giới. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn ở vị trí thấp hơn Thái Lan, Maylaysia.
Ông Don Lam cho biết chính phủ Việt Nam đang giải ngân để đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng. Và chìa khóa để giảm bớt tắc nghẽn giao thông là phát triển các tuyến đường vành đai hợp lý xung quanh TP. HCM và TP. Hà Nội.
Chia sẻ về các thủ tục hành chính, CEO VinaCapital cho rằng chính phủ Việt Nam nên tập trung cải thiện các thủ tục hành chính liên quan tới việc thành lập công ty, cấp giấy phép, chi trả thuế.
“Thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh là một yếu tố mà chính phủ có thể thực hiện các cải thiện nhanh chóng”, ông Don Lam nhận định.
Việt Nam hiện nay chỉ xếp hạng thứ 70 về tính thuận lợi cho kinh doanh theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới. Dù thứ hạng này đứng trên Indonesia và Philippines nhưng lại xếp sau Malaysia và Thái Lan.
Về lâu dài, ông Don Lam đề xuất Việt Nam nên có một cơ quan xúc tiến đầu tư độc lập, phụ trách việc chủ động và linh hoạt quảng bá Việt Nam như là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI trên toàn thế giới.
Thay vì ngồi đợi các khoản đầu tư đến thì ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải chủ động lựa chọn các dòng vốn phù hợp.
CEO VinaCapital cũng nhắc đến một chiến lược được Trung Quốc triển khai rất thành công đó là đầu tư vào R&D – hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời nâng cấp các trường đại học chuyên ngành kĩ thuật để đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao.
Cùng với đó, theo ông Don Lam, chính phủ có thể cân nhắc xúc tiến hình thành các cụm công nghiệp xung quanh các khu vực tiềm năng.
Phát triển cụm ngành công nghiệp là phát kiến của một giáo sư nổi tiếng thuộc trường đại học Harvard – Michael Porter. Cụm ngành công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý của các nhà sản xuất và cung ứng cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhất định hoặc trong các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau.
Một ví dụ điển hình nhất mà ông Don Lam đưa ra về cụm ngành công nghiệp là Thung lũng Silicon (Silicon Valley) – các khu thương mại công nghệ cao hay Boston – ngành công nghiệp dược sinh học được xây dựng quanh các trường đại học và bệnh viện nổi tiếng của thành phố.
Cuối cùng, CEO VinaCapital cho rằng chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục đàm phán và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do.
“Việt Nam hiện nay là quốc gia tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do nhất so với các quốc gia khác trên thế giới”, ông Don Lam nhận định.
Đơn cử như EVFTA được phê chuẩn gần đây sẽ hỗ trợ cho việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường luật sở hữu trí tuệ và củng cố thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Việc Việt Nam vẫn đang đàm phán để tham gia vào một số hiệp định tự do nữa thể hiện mong muốn hội nhập về mặt kinh tế của Việt Nam với thế giới.
Trong những phân tích của mình, CEO VinaCapital cũng đề cập đến vấn đề thuế. Ông cho rằng nguồn thu từ thuế có thể được sử dụng để phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, các ưu đãi thuế quá lớn cho doanh nghiệp nước ngoài không phải là điều cần thiết để Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công trong việc thu hút thêm vốn FDI.
Ngoài ra, ông Don Lam cũng chia sẻ thêm rằng các công ty đa quốc gia lớn có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong nước.
Ở bài phân tích trước đó, ông đã đề cập về sự dịch chuyển của một số cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc và trong đó có một số công ty được dự đoán là sẽ di dời chuỗi cung ứng của mình sang Việt Nam, một quốc gia có nhiều lợi thế hơn.
“Nhưng để thực sự mở rộng chuỗi cung ứng của mình, các công ty này cần đảm bảo họ có thể tìm được nguồn cung ứng tiềm năng từ một loạt các nhà cung ứng khác nhau và điều này sẽ có lợi cho Việt Nam”, ông Don Lam chia sẻ.
Khi đó, các doanh nghiệp và người lao động chính là đối tượng của sự chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm. Nghiên cứu của viện Brookings đã chỉ ra rằng công nghệ sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thực tiễn làm việc sẽ được chuyển giao từ các công ty FDI sang các công ty trong nước, nâng cao hiệu suất của lực lượng sản xuất địa phương.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.