'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Quảng Ninh, cơ quan quản lý thị trường cho biết đã phát hiện nhiều trường hợp khách nước ngoài thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại thông minh với mạng thanh toán của nước họ. Tại Đà Nẵng, cơ quan chức năng cũng phát giác các trường hợp thanh toán chui qua máy POS và tiền thanh toán cũng “chạy thẳng” ra nước ngoài. Tình hình tương tự cũng xuất hiện ở nhiều địa phương khác.
Theo các chuyên gia thì hình thức thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh (QR code) dưới hình thức sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) được thực hiện thông qua điện thoại di động của bên bán và bên mua. Do vậy, việc kiểm tra, bắt quả tang đối với các trường hợp này là rất khó khăn, không có chứng cứ (không có hóa đơn, chứng từ...).
Đơn cử như với các app (ứng dụng) cài trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, du khách Trung Quốc đến Việt Nam chỉ cần cầm điện thoại di động, quét mã bằng ứng dụng thì tiền mua hàng lập tức được trừ vào tài khoản mở tại ngân hàng của họ ở Trung Quốc.
Như vậy, nhờ có phần mềm này mà chiếc máy điện thoại trở thành một thẻ thanh toán di động trực tuyến của du khách Trung Quốc tại Việt Nam. Tiền mua bán chảy thẳng về Trung Quốc mà không phải thông qua bất cứ một ngân hàng nào, không phải chịu bất cứ một khoản thuế nào của Việt Nam. Đáng nói là các app này có thể hoạt động mọi nơi, mọi lúc trên môi trường internet.
Một điểm đáng chú ý, để app này sử dụng được ở Việt Nam thì bắt buộc chủ cửa hàng phải có tài khoản ngân hàng bên Trung Quốc. Thế nhưng, vì lợi nhuận, một số đơn vị lữ hành, một số chủ cửa hàng vả cả hướng dẫn viên đã lén lút đăng ký và sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến chưa được chấp nhận này tại Việt Nam.
Chị Minh Hằng, chủ một cửa hàng đồ lưu niệm thẳng thắn cho biết không muốn làm trái luật, thế nhưng nếu cửa hàng không làm vậy thì khách đi sang cửa hàng khác thanh toán bình thường, như thế vừa không bán được hàng, vừa mất khách.
“Tôi mong nhà nước sớm siết chặt lại các hình thức thanh toán như vậy để đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Các đơn vị cố ý làm trái cần bị xử phạt thật nặng, thậm chí thu hồi giấy phép, cấm kinh doanh. Có tạo ra một mặt bằng bình đẳng trong kinh doanh thì các hình thức thanh toán chui mới chấm dứt được và nếu có tồn tại thì chính chúng tôi sẽ là người đứng lên phản đối và tố cáo những cửa hàng cho thanh toán chui ấy”, chị Hằng chia sẻ.
Bên cạnh thanh toán bằng quét mã qua điện thoại di động, có một hình thức thanh toán khác nữa của khách Trung Quốc, đó là trả hóa đơn bằng thẻ tín dụng, quét bằng máy thanh toán POS…
Các loại máy POS này được nhập lậu về Việt Nam, không đăng ký thanh toán với các ngân hàng, trung tâm thanh toán trong nước mà đăng ký với ngân hàng nước ngoài. Tất cả các thanh toán trên POS này được chuyển thẳng ra nước ngoài mà không chịu sự kiểm soát nào của hệ thống thanh toán trong nước.
Mới đây, vào tháng 5/2018, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã bắt quả tang một cửa hàng đang dùng 3 máy POS trái phép để giao dịch hơn 200.000 nhân dân tệ, tương đương 700 triệu đồng tiền hàng với khách Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận định chuỗi thanh toán trái phép xuyên biên giới gồm 3 mắt xích là khách du lịch nước ngoài, công ty lữ hành và các cửa hàng chấp nhận thanh toán kiểu này. Để ngăn chặn các hình thức thanh toán chui, việc đầu tiên cần phải làm là tăng cường công tác quản lý các cửa hàng và các công ty du lịch.
Anh Trần Minh Phong, một hướng dẫn viên du lịch cho rằng rất khó để chặn các thanh toán chui của du khách, nếu doanh nghiệp, cửa hàng không chủ động ngăn chặn từ đầu. Bởi thực tế các cửa hàng, doanh nghiệp chỉ mất chưa đầy 1 phút để thao tác thanh toán hàng hóa cho khách du lịch qua mã QR trên điện thoại, với các app tải sẵn. Vì thế muốn chặn thanh toán chui phải chặn ngay từ những người bán hàng, doanh nghiệp lữ hành.
Để làm điều này thì cơ quan quản lý thuế, ngân hàng phải có “ưu đãi” đối với những doanh nghiệp không cho phép thanh toán chui, đồng thời xử phạt nghiêm những cửa hàng, doanh nghiệp cố tình để du khách thanh toán chui. Chỉ có như thế thì tình trạng thanh toán chui của khách du lịch mới có thể chấm dứt được.
Tiếp đến là xiết chặt hơn nữa các hoạt động thanh toán trực tuyến kèm theo đó sẽ là chế tài mạnh để xử phạt đối với các doanh nghiệp, cửa hàng vi phạm các quy định trong thanh toán.
Các chuyên gia cũng cho rằng một mình Ngân hàng Nhà nước quản lý, giám sát… đối với vấn đề này là không đủ, cần phải có sự phối hợp vào cuộc của nhiều ngành khác nhau, như công an, thuế, hải quan… Có như vậy thì việc ngăn chặn thanh toán chui mới mang lại hiệu quả rõ rệt.
Trước việc du khách Trung Quốc mua sắm quẹt thẻ qua các máy POS, ví điện tử của Trung Quốc, thay vì qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, gây thất thu thuế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo các bộ, ngành cùng rà soát, chấn chỉnh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tiền tệ, viễn thông và thuế để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thanh toán điện tử với du khách cũng như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thuế. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.