'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
- Tập đoàn Đèo Cả: 2 kiến nghị, 5 giải pháp để kinh tế tư nhân bứt phá 15/05/2025 08:15
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, đặc biệt sau Nghị quyết 68, khu vực kinh tế tư nhân đang đứng trước cơ hội và cũng là thách thức lớn.
Tham gia thảo luận tại Tọa đàm "Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68", Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng đại diện Văn phòng Luật Mặt Trời Mới cho rằng, sự chủ động của doanh nghiệp và đổi mới thể chế là chìa khóa để khu vực tư nhân được khai phóng.

Niềm tin thể chế: Điểm xuất phát của sự bứt phá
Nghị quyết 68 không chỉ là sự khẳng định về vị thế của kinh tế tư nhân mà còn đặt nền tảng cho một tư duy mới: coi khu vực tư nhân là động lực trọng yếu trong phát triển kinh tế. Với tinh thần đó, thể chế cần phải phục vụ cho sự phát triển chứ không phải là thứ kìm hãm bước tiến của doanh nghiệp.
Luật sư Thành nhận định, điểm cốt lõi mà Nghị quyết mang lại là khơi gợi niềm tin cho cộng đồng doanh nhân. “Khi được tin tưởng, người ta sẽ dám làm, dám bỏ tiền, bỏ công sức và trí tuệ để theo đuổi mục tiêu kinh doanh bền vững”, ông nói.
Vấn đề không chỉ nằm ở việc khuyến khích khởi nghiệp, mà còn ở khả năng dỡ bỏ những rào cản thể chế đang chồng chất.
“Nếu cái gì là rào cản với doanh nghiệp thì cần xóa bỏ ngay. Thể chế cần phục vụ cho sự phát triển, không phải làm chậm lại những nỗ lực của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu”, ông Thành nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải loay hoay với các thủ tục hành chính phức tạp, chính sách ưu đãi thiếu nhất quán hoặc cơ chế phân bổ nguồn lực chưa phản ánh đúng nhu cầu thực tế. Điều này vô hình trung kìm hãm những tiềm năng vô hạn mà khu vực tư nhân có thể đóng góp.
Không chỉ “cho” tài nguyên, mà phải mở lối cho trí tuệ
Theo luật sư Thành, để đạt được mục tiêu thu nhập bình quân 18.000 USD/người vào năm 2045, Việt Nam cần một cú hích thực sự từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, nguồn lực lớn nhất mà Việt Nam có được lại không nằm ở đất đai, tài chính hay ưu đãi chính sách, mà nằm ở trí tuệ con người.
“Chúng ta cần biết mình đang ở đâu, quy mô kinh tế ra sao và thực sự nhận thức rằng: nguồn lực lớn nhất không nằm ở đất đai, tài chính mà nằm ở trí tuệ của con người Việt Nam”, ông khẳng định.
Đó là lý do vì sao cách tiếp cận thể chế mới cần hướng đến việc tạo môi trường để trí tuệ được phát huy tối đa. Theo ông, một doanh nghiệp công nghệ cao đến Việt Nam không chỉ vì có khu công nghiệp hiện đại, mà quan trọng hơn là liệu họ có được tự do sáng tạo, tự do phát triển, tự do tiếp cận nguồn vốn hợp pháp – trong một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và minh bạch – hay không.
Tự do ở đây không phải là vô giới hạn, mà là tự do trong khuôn khổ: tự do làm những gì pháp luật không cấm, tự do sáng tạo, tự do cạnh tranh sòng phẳng thay vì bị bó buộc bởi những rào cản vô hình từ cơ chế xin – cho hay hệ thống thủ tục rườm rà.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập sâu rộng, những yêu cầu từ đối tác quốc tế như Mỹ cũng đặt ra thách thức về việc loại bỏ các hình thức trợ cấp bất hợp lý. Theo ông Thành, điều này không có nghĩa là cắt giảm hoàn toàn hỗ trợ, mà là chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang kiến tạo môi trường.
“Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”, ông nói.

Thể chế là công việc hai chiều, doanh nghiệp phải là chủ thể
Không dừng lại ở tư duy cải cách từ phía nhà nước, ông Thành nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân cần chủ động nhiều hơn trong việc góp phần kiến tạo thể chế. Trong bối cảnh chính sách thuế quan toàn cầu, đặc biệt từ phía Mỹ, đang trở nên khắt khe và có nhiều biến động, doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào phản ứng từ phía chính phủ.
“Một trong năm chủ trương quan trọng để ứng phó với các rào cản thương mại như thuế quan là chính doanh nghiệp phải tự đề xuất, tự kiến tạo thể chế phù hợp với thực tiễn kinh doanh”, ông phân tích.
Vị luật sư nêu rõ: nếu doanh nghiệp, hiệp hội thấy một chính sách nào là hợp lý, phù hợp với quy luật thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững, thì phải mạnh dạn đề xuất – thay vì chờ đợi thể chế hoàn hảo từ trên xuống.
“Việc tạo lập môi trường kinh doanh là công việc hai chiều, trong đó doanh nghiệp phải là một chủ thể tích cực”, ông nói. Theo ông, chính sự chủ động, dấn thân và tham gia xây dựng thể chế từ phía cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nhân tố tạo nên những thay đổi căn bản, thay vì chỉ mong chờ các cải cách hành chính từ trung ương.
Từ góc nhìn của Luật sư Bùi Văn Thành, chính sách cho khu vực tư nhân trong giai đoạn tới không thể dừng lại ở việc “trao quyền” một cách hình thức. Điều quan trọng hơn là phải thay đổi tư duy quản lý: từ quản lý bằng cấm đoán sang quản lý bằng nguyên tắc, từ ưu đãi cào bằng sang hỗ trợ có mục tiêu, từ tiếp cận tài nguyên sang tạo lập không gian sáng tạo.
Chặng đường đến mục tiêu 2045 sẽ còn dài, nhưng theo Luật sư Thành, đó là hành trình cần sự thay đổi mạnh mẽ về thể chế – để không lãng phí một nguồn lực lớn nhất mà Việt Nam đang có: tinh thần doanh nhân và trí tuệ người Việt.
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
- 'Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68' 13/05/2025 08:00
- VietnamFinance tổ chức Toạ đàm 'Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68' 13/05/2025 07:00
- Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định 13/05/2025 11:30
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.