'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (18/2), Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA) đã tổ chức hội nghị trao đổi những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư về chính sách của nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản toàn cầu (GP.Invest) đã phân tích những khó khăn, rào cản về luật pháp mà doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang phải đối mặt.
Theo ông Hiệp, trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn nhất bởi họ đang bị chi phối bởi 10 luật gồm: Xây dựng, Đấu thầu, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở, Đất đai, Quy hoạch, Đầu tư…
“Có thể nói bất động sản nước ta đang trong ma trận chi phối bởi các luật, cứ đúng luật này lại sai luật khác, được luật này thì luật kia bảo không được, mà cái này không kêu được ai. Anh Nam (Chủ tịch VnREA Nguyễn Trần Nam – PV) bảo kiến nghị Thủ tướng thì kiến nghị cái gì? Chỉ có mỗi cái là thay đổi luật thôi.
“Nhưng thay đổi luật thì động đến chuyện Bộ này soạn luật này, Bộ khác soạn luật khác trong khi Quốc hội thì không điều phối được tất cả mà chỉ lắng nghe các đề xuất lên thôi”, ông Hiệp nói.
Lấy ví dụ minh họa cho nhận định trên, ông Hiệp dẫn trường hợp TP. HCM, nơi có khoảng 200 dự án đang ách tắc: “Trước kia, Luật Đầu tư cho phép tôi có miếng đất, tôi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì tôi hoàn toàn được phép hợp tác với một đối tác thứ hai hoặc thành lập 1 công ty mới, nhưng Luật Đất đai lại bảo không được. Luật Đất đai chỉ cho chính ông chủ cũ chuyển đổi, còn nếu không là không làm, và vì vậy tất cả dự án tắc lại vì Luật Đất đai”.
“Vì thế nên luật đầu tiên chúng tôi kiến nghi thay đổi là Luật Đất đai. Nếu như trước mặt Thủ tướng mà kiến nghị, tôi cũng xin kiến nghị thay đổi Luật Đất đai”, ông Hiệp nói và nhấn mạnh: “còn Luật Đất đai như hiện tại thì còn cản trở”.
Dẫn trường hợp của chính công ty do mình làm chủ, ông Hiệp cho biết GP.Invest có một dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 4/2018. Khi tất cả các thủ tục đã xong, đến quyết định giao đất thì người phụ trách đất đai nói không được.
“Ông ấy nói một là ông bỏ, hai là ông làm lại từ đầu. Thế là chúng tôi phải quay lại một vòng, mất thêm 1 năm nữa và đi qua 5 sở ngành để thông qua lại. Đó là trường kỳ gian khổ của doanh nghiệp mà không ai thấu cho. Mà kêu ai? Không kêu được ai cả! Đấy là luật rồi”, ông Hiệp than thở.
Theo ông Hiệp, Luật Đất đai còn có một quy định sai lệch nữa giữa giải tỏa mặt bằng và giao đất. Cụ thể, Luật Đất đai quy định phải giải tỏa mặt bằng xong thì mới có quyết định giao đất.
“Quy định này mới xem ra thì rất tôn trọng người đang sử dụng đất nhưng lại thiếu vai trò của chính quyền. Luật quy định chỉ dự án kinh tế - xã hội lớn thì chính quyền mới vào cuộc, còn doanh nghiệp chúng tôi làm dự án, mặc dù cũng làm kinh tế - xã hội phát triển nhưng không được xem là có lợi ích kinh tế - xã hội lớn, vì thế chính quyền đứng ngoài”, ông Hiệp nói.
Chủ tịch GP.Invest cho biết công ty của ông có một dự án ở Việt Trì rộng 50ha, đã theo đuổi 12 năm nay, qua 5 đời chủ tịch tỉnh Phú Thọ nhưng vẫn chưa thể triển khai do vấp phải giải tỏa mặt bằng – một số hộ dân không chịu giá đền bù.
“Cái này cũng xuất phát từ quy định về hệ số đền bù. Hệ số này do tỉnh quy định nhưng mỗi tỉnh quy định mỗi kiểu. Ví dụ Phú Thọ cho hệ số 1 trong khi Bắc Giang là 6. Điều này tạo nên bất cập trong mặt bằng giá đất. Mà tỉnh đưa ra hệ số này, buộc doanh nghiệp phải làm theo, làm sai thì bị quy là phá giá thị trường, sẽ bị tỉnh có ý kiến, vì thế doanh nghiệp không tự tăng giá đền bù được.
“Hệ số đền bù thấp thì dân không chịu nhận tiền. Chúng tôi chỉ còn 32 hộ dân chưa nhận tiền. Trong 20ha đó, chúng tôi đã giải tỏa 15ha, nhưng 5ha còn lại người ta đề nghị không được rào kín, phải để lối đi lại. Làm lối đi lại xong chúng tôi chỉ còn 2,3ha. Như vậy tiền chúng tôi giải tỏa 15ha nhưng đất được sử dụng chỉ hơn 2ha. Tôi hỏi các anh: kêu ai?
“Tôi đã lên gặp anh Quang, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, tôi nói anh là chủ tịch thứ 5 của tỉnh mà chúng tôi phải gặp, mà tôi làm dự án này 12 năm rồi, đến giờ chưa xong, dù chúng tôi rất quyết tâm. Thế thì báo cáo với các anh chị, những nỗi khổ thế này, ai thấu cho doanh nghiệp bất động sản”, ông Hiệp nói.
Ông Hiệp nhấn mạnh: tất cả những vướng mắc này đều bắt nguồn từ Luật Đất đai, vì thế cần thiết phải thay đổi.
“Các băn bản luật đều có ít nhiều khiếm khuyết, mỗi khiếm khuyết lại dẫn đến bất cập. Doanh nghiệp vô cùng gian khổ”, Chủ tịch GP.Invest chia sẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.