Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
- Ông được xem là một trong những "đại sứ đầu tư" của Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Câu chuyện đó đã được bắt đầu như thế nào?
Ông Don Lam: Tôi may mắn được tham gia vào các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu. Hai mươi năm trước, tôi làm việc cho Công ty kiểm toán PriceWaterhouseCooper (PwC). Lúc đó, tôi được tham gia các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo TP. HCM để huy động vốn đầu tư cho thành phố.
Sau này, khi thành lập VinaCapital, tôi cũng có thêm khá nhiều cơ hội tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành… Về câu chuyện đi huy động vốn nước ngoài, khi đó một nghiên cứu có đưa ra con số là nếu huy động 1 triệu USD vào Việt Nam thì sẽ trực tiếp và gián tiếp tạo ra được 1.000 việc làm, công ty nào đó đầu tư 10 triệu USD thì 10 ngàn người được hưởng lợi. Gọi vốn thành công sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực rất lớn, nhưng thời điểm đó Việt Nam còn nghèo, nguồn vốn trong nước rất hạn chế nên bắt buộc phải kêu gọi nước ngoài.
Khi đó, tôi mới về nước và rất trăn trở phải đóng góp cho Việt Nam thế nào. Nếu chỉ làm việc cho một công ty kiểm toán (PwC) thì đóng góp không được nhiều. Mặt khác, PwC có văn phòng đại diện hầu như ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Do đó, với quan hệ của PwC thì việc sắp xếp các cuộc làm việc, họp hành với các nhà đầu tư nước ngoài rất thuận lợi.
- Trong giai đoạn đầu, làm thế nào để thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài khi mà các điều kiện của Việt Nam vẫn còn rất kém thuyết phục?
Tôi đóng vai trò kết nối với tâm thế là người Việt Nam khi giới thiệu các nhà đầu tư nước ngoài. Việc giới thiệu, kết nối không khó lắm, nhưng ban đầu chúng ta thực hiện chưa được chuyên nghiệp, mới dừng ở việc quảng bá chung chung cho nhà đầu tư biết Việt Nam.
Càng về sau, công việc này càng chuyên nghiệp hóa thêm, như việc quảng bá tại các diễn đàn đầu tư lớn. Tiếp theo là sắp xếp một số cuộc phỏng vấn các cơ quan báo chí, truyền thông hàng đầu của nước sở tại để họ đăng tải, phát sóng về kinh tế và môi trường đầu tư Việt Nam để hiệu quả quảng bá cao hơn.
Tiếp theo nữa là sắp xếp một số buổi thảo luận giữa một số lãnh đạo, nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn ở nước đó với lãnh đạo của Việt Nam, vì được gặp và nghe trực tiếp từ các lãnh đạo quốc gia giúp doanh nghiệp tin tưởng hơn nhiều vào Việt Nam. Các chủ tịch hay tổng giám đốc các tập đoàn lớn thường không tham dự hết các hội thảo, diễn đàn quy mô vài trăm người, nhưng mời họ ăn trưa cùng lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ tham gia, từ đó hiệu quả cũng hơn hẳn.
Tôi nhớ trong một chuyến đi xúc tiến đầu tư, tôi gặp lãnh đạo một tập đoàn lớn ở châu Âu, mời ông ăn trưa với lãnh đạo phái đoàn Việt Nam. Sau đó, ông ấy mới nói rằng nếu không có buổi gặp trực tiếp khoảng 2 tiếng hôm nay thì chắc ông sẽ không bao giờ suy nghĩ tới việc thành lập một công ty sản xuất ở Việt Nam.
Khi đó, họ rất muốn đầu tư vào Đông Nam Á, nhưng trong mường tượng của họ chỉ có Philipines, Malaysia, Thái Lan là chính, không bao giờ nghĩ đến Việt Nam. Quyết định của tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam đã bắt đầu từ buổi ăn trưa đó, khi vị chủ doanh nghiệp kia được nghe từ chính lãnh đạo Việt Nam về chính sách cởi mở của Chính phủ.
- Có ý kiến cho rằng 30 năm qua chính sách mở cửa của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài được tiến hành khá "nhỏ giọt", mỗi năm mở ra một chút. Bây giờ nhìn ngược lại, ông có cho rằng lẽ ra có những thời điểm chúng ta phải mở nhanh hơn?
Tôi cho rằng việc mở cửa dần dần qua 30 năm như vậy giúp hạn chế các xáo trộn đột ngột trong hệ thống chính sách. Một phần lý do của việc cải tổ chưa nhanh là bởi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và qua mỗi lần đều tích lũy, cập nhật thêm.
Tuy vậy, hiện nay các nước láng giềng như Thái Lan và Singapore đánh giá khá tốt về Việt Nam, kinh tế phát triển nhanh và có nền tảng bền vững. Bước tiếp theo là quan trọng nhất, bởi Việt Nam đang ở mức thu nhập trung bình và cần rất nhiều các nghiên cứu định hướng và đề xuất cập nhật chính sách để đưa đất nước bứt phá lên vùng thu nhập cao hơn.
- Đầu tư nước ngoài lâu nay vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp là đầu tư trực tiếp. Là người tham gia xúc tiến đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Tác động của vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam là rất lớn. Gần đây thị trường phát triển hơn, người ta mới nghĩ là nếu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều quá thì sẽ thâu tóm các công ty Việt Nam, hay mua đi bán lại. Anh yếu thì người ta mới mua để tái cơ cấu, để phát triển mạnh hơn.
Về lâu dài, vốn đầu tư là tốt, nước ngoài hay trong nước không quá quan trọng, có đầu tư thì mình mới kiến tạo tương lai được. Có một điều tôi muốn nhấn mạnh là hình như thị trường còn chưa hiểu rõ lắm về đầu tư gián tiếp. Đa phần người Việt Nam nghĩ đầu tư trực tiếp là chủ yếu, nhưng đầu tư gián tiếp cũng rất quan trọng, vì nguồn vốn này đưa dài hạn vào công ty Việt Nam là chính.
Như VinaCapital làm đầu tư gián tiếp, hơn 90% là vào các công ty Việt Nam. Thương vụ đầu tiên là mua cổ phần của Kinh Đô. Lúc đó Kinh Đô cần tiền của chúng tôi để phát triển các nhà máy bao bì để tăng chất lượng mẫu mã của bánh kẹo.
Vốn của chúng tôi là dài hạn, trong khi hầu hết ở Việt Nam là vốn vay ngắn hạn 12 tháng. Thành ra trong mười mấy năm, tiền của chúng tôi đầu tư vào đã giúp Kinh Đô phát triển rất nhiều.
Hay năm 2016, chúng tôi đầu tư vào An Cường, một công ty sản xuất và xuất khẩu ván gỗ công nghiệp cho nội thất, họ rất cần vốn để xây dựng hệ thống công nghệ mới, nhà máy mới để chuẩn bị cạnh tranh với nhiều công ty khác trên toàn cầu. Vậy họ cần vốn lâu dài chứ làm sao vốn ngắn hạn được.
Một ví dụ khác là Yeah1, một công ty công nghệ chúng tôi đã đầu tư vào đó khoảng 7-8 năm. Lúc mới đầu tư đó chỉ là một start-up, nhưng bây giờ đó là một trong các mạng nội dung đa kênh của Youtube, Yeah1 đứng số 1 châu Á, số 7 toàn thế giới. Chúng ta phải rất tự hào khi một công ty Việt Nam đạt được thành quả như vậy.
- Hiện nay, theo ghi nhận của ông, các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng gì nhất ở Việt Nam?
Điều họ cần nhất là kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định. Về chính trị, nhà đầu tư rất yên tâm nếu so với những biến động tại Thái Lan, Philippines hay Malaysia. Tuy nhiên về kinh tế vĩ mô thì có những thời gian lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, lãi suất tăng mạnh... khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lâu dài lo ngại nhất. Họ cần sự vững chắc để quyết định có đầu tư lâu dài 10 năm – 20 năm hay không.
Điều đáng mừng là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tôi thấy kinh tế Việt Nam khá ổn định trong 3-4 năm nay. Chúng ta cần giữ được sự ổn định đó, đừng để lạm phát cao trở lại, chính sách tiền tệ cũng không nên thay đổi thường xuyên.
- Giả sử ông được quyền quyết định thì ông sẽ thực hiện chính sách gì để thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp để thúc đẩy nền kinh tế?
Theo tôi ngành nào mà không "nhạy cảm" thì cứ mạnh dạn mở cửa đi. Có nhiều ngành chúng ta cứ nói sẽ mở hết nhưng chưa thấy thực hiện. Như y tế, viễn thông… tôi không thấy mở ra sẽ có vấn đề gì. Có thêm nguồn vốn vào thì chúng ta mới phát triển ngành đó mạnh lên.
Tiến trình cổ phần hóa cũng cần được thúc đẩy một cách thực chất. Hiện tại mỗi công ty nhà nước IPO chỉ bán 5-10%, tôi cho là không ổn, vì như vậy chỉ có người mua lẻ thôi. Muốn đạt giá trị tốt thì phải bán với lượng lớn, vài chục phần trăm.
Tóm lại, nếu không phải là ngành có điều kiện thì cứ mở cửa để phía tư nhân tham gia, không kể trong hay ngoài nước. Hiện tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp phát triển lớn và rất thành công, và nếu muốn có them nhiều doanh nghiệp lớn thì cần cổ phần hóa mạnh mẽ. Nền kinh tế cũng được lợi trong dài hạn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.