Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Lâu lâu mạng xã hội và báo chí đâu đó lại khiến người đọc "dậy sóng" khi đăng tải ý kiến của một vài trường hợp nói rằng: "Đóng phí bảo hiểm nhân thọ cả trăm triệu, đến khi hủy hợp đồng thì nhận lại được có vài chục triệu... Lỗ quá! Lừa đảo!".
Bên cạnh một số bình luận tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ, có ý kiến còn cho rằng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam "chèn ép" khách hàng để kiếm lợi..., thậm chí có người còn đòi kiện "ra quốc tế"?!
Bằng chia sẻ này, tôi xin cung cấp cho mọi người thông tin về việc trên thế giới, chuyện gì xảy ra nếu như một người "tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ" của mình.
Trước tiên, luật pháp về bảo hiểm nhân thọ tại các nước (cụ thể là Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Australia...) đều công nhận quyền được huỷ bỏ trước hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người tham gia bảo hiểm (chủ hợp đồng - Policy Owner), sau khi người đó đã thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm về ý định của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp tự ý huỷ bỏ trước hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm sẽ không được hoàn lại các khoản phí đã đóng (trừ trường hợp hủy trong thời gian cân nhắc 21 ngày), mà chỉ nhận được một khoản tiền được gọi là giá trị hoàn lại (Cash Surender Value) hoặc giá trị tài khoản hợp đồng (Account Value) (tùy loại sản phẩm, nếu có hình thành, tại thời điểm hủy hợp đồng).
Đây là các khoản giá trị tiền mặt được hình thành trên thực tế dựa trên khoản phí và thời gian đã đóng phí của khách hàng trong hợp đồng. Các khoản này sẽ lớn dần theo thời gian khách hàng đóng phí với nhiều sản phẩm và điểm hoà vốn (Break Even Point -BEP) (tức là thời điểm tổng phí bảo hiểm đã đóng bằng giá trị hoàn lại/giá trị tài khoản hợp đồng) của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ nằm đâu đó ở khoảng 2/3 thời gian đóng phí bảo hiểm.
Có nghĩa là, nếu bạn hủy hợp đồng trước 2/3 thời hạn đóng phí, số tiền nhận lại sẽ nhỏ hơn tổng phí bảo hiểm đã đóng và ngược lại, nếu đóng được từ 2/3 thời hạn đóng phí trở lên, khi hủy hợp đồng thì số tiền nhận được sẽ bằng hoặc cao hơn tổng phí đóng vào.
Cần lưu ý, nếu nhận tiền bồi thường bảo hiểm hoặc đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người thụ hưởng (chủ hợp đồng hoặc người do chủ hợp đồng chỉ định) sẽ không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào. Nhưng, nếu người tham gia bảo hiểm quyết định huỷ hợp đồng để nhận giá trị hoàn lại/giá trị tài khoản hợp đồng thì vì là giá trị tiền mặt thực tế tại thời điểm hủy, nên luật pháp các nước đều yêu cầu phải nộp thuế cho khoản tiền này.
Như vậy, không chỉ ở Việt Nam, tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều quy định rất rõ ràng về việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn, thậm chí ở các nước còn phải nộp thuế khi nhận khoản tiền này.
Tóm lại, khi huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm đã tự mình quyết định: hoặc là từ bỏ sự bảo vệ an toàn tài chính cho chính gia đình thân yêu của mình trước những rủi ro bắt trắc trong cuộc sống hoặc là từ bỏ các quyền lợi tài chính mà các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ đem đến trong tương lai.
Người tham gia bảo hiểm cũng đã chấp nhận thiệt hại về kế hoạch tài chính nếu hủy bỏ hợp đồng quá sớm. Và việc thiệt hại này xảy ra không phải do hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay do doanh nghiệp bảo hiểm đem đến mà là do quyết định của chính người tham gia bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm xin đừng nói là "chỉ ở Việt Nam bảo hiểm nhân thọ mới thế...", bởi ở tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng như vậy và có luật pháp quy định rõ ràng. Vậy nên, hãy suy nghĩ thật kỹ khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và càng phải cân nhắc kỹ hơn nữa khi quyết định hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.