Chuyên gia: Công ty Rạng Đông phải bồi thường thiệt hại cho người dân

Vĩnh Chi - 07/09/2019 11:28 (GMT+7)

(VNF) – Ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết theo quy định của Bộ luật Dân sự, chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, kể cả khi chủ thể đó không có lỗi. Điều này có nghĩa là kể cả khi Công ty Rạng Đông có chứng minh được là họ không cố ý, không vô ý để xảy ra cháy thì họ vẫn phải bồi thường.

VNF
Nhà máy Rạng Đông sau vụ cháy

Theo phân tích của ông Nguyễn Minh Đức, Công ty Rạng Đông phải chịu toàn bộ chi phí của việc khắc phục ô nhiễm, bởi Luật Bảo vệ môi trường yêu cầu đơn vị gây sự cố môi trường phải “khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước”.

Trường hợp Công ty Rạng Đông không đủ khả năng khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thì nhà nước sẽ tạm ứng kinh phí. Công ty Rạng Đông phải trả dần sau đó.

Đây cũng là cách xử lý phổ biến trên thế giới, chẳng hạn như năm 2010, BP gây sự cố tràn dầu, chính phủ Mỹ đã phải huy động lực lượng để làm sạch dầu tràn. Sau đó, chính quyền Mỹ đã tổng hợp chi phí và gửi hoá đơn sang BP yêu cầu trả toàn bộ chi phí làm sạch dầu tràn.

Về trách nhiệm dân sự, ông Nguyễn Minh Đức cho hay trách nhiệm này tuân theo nguyên tắc của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy nhà máy Rạng Đông có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tài sản.

Tuy nhiên nếu muốn được bồi thường, người dân sẽ phải thống kê thiệt hại như tiền viện phí, thời gian đóng cửa hàng, thậm chí cả việc giảm giá trị tài sản…

Thiệt hại phải xuất phát từ sự cố đám cháy, không được tát nước theo mưa, như kiểu: tính cả tiền hàn răng, hoặc đóng cửa hàng vì lý do đi nghỉ mát. Người dân đưa ra mức thiệt hại của mình, Công ty Rạng Đông có quyền đưa ra mức khác, nếu không thống nhất được thì ra toà.

“Điều thú vị của trách nhiệm dân sự là Điều 602 của Bộ luật Dân sự quy định: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, kể cả khi chủ thể đó không có lỗi. Tức là, kể cả khi Rạng Đông có chứng minh được là họ không cố ý, không vô ý để xảy ra cháy thì họ vẫn phải bồi thường”, ông Đức nhấn mạnh.

Tuy vậy, ông Đức cũng chỉ ra một “lỗ hổng chết người” trong thủ tục đòi bồi thường dân sự. Đó là hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định rõ ràng về khởi kiện tập thể. Do đó, nếu muốn khởi kiện Công ty Rạng Đông để đòi quyền lợi, từng người dân phải làm đơn kiện riêng.

Nếu có nhiều đơn kiện tương tự nhau, toà án có thể nhập nhiều vụ kiện vào chung một vụ và xử một thể, nhưng điều này “hoàn toàn phụ thuộc vào ý thích của toà”.

Ngoài bồi thường cho nhà nước và người dân, ông Nguyễn Minh Đức cũng chỉ ra điểm thú vị là Công ty Rạng Đông phải bồi thường cho môi trường tự nhiên.

Người yêu cầu bồi thường là UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tuỳ theo phạm vi thiệt hại là trong một xã, trong nhiều xã cùng huyện, trong nhiều huyện cùng tỉnh, trong nhiều tỉnh thành.

“Vụ này khả năng trách nhiệm thuộc về UBND phường Hạ Đình hoặc UBND quận Thanh Xuân, hoặc cũng có thể là UBND TP Hà Nội”, ông Đức nói.

Ông Đức cho hay Nghị định 03/2015 hướng dẫn khá chi tiết về cách tính thiệt hại. Đương nhiên Rạng Đông cũng vẫn có quyền đề xuất mức bồi thường khác với mức mà các UBND trên đưa ra. Nếu hai bên không thống nhất được thì ra toà. Tiền thu được sẽ nộp về ngân sách.

Đề cập tới khả năng trách nhiệm hình sự của Công ty Rạng Đông, ông Nguyễn Minh Đức cho hay ở thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự của vụ cháy nên chưa thể nói có yếu tố hình sự hay không.

Nếu giả sử Rạng Đông đã làm sai quy định nào đó về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường thì cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 237 Bộ luật Hình sự.

Điều luật này không chỉ xử lý đối với người gây ra sự cố, mà còn xử cả người vi phạm quy định về ứng phó và khắc phục sự cố. Do đó nếu chứng minh được rằng lãnh đạo UBND vi phạm quy định nào đó về ứng phó và khắc phục sự cố môi trường thì lãnh đạo đó cũng có thể bị xử lý hình sự.

“Đương nhiên, ngoài yếu tố đã vi phạm quy định thì còn rất nhiều yếu tố khác phải chứng minh như thiệt hại sức khoẻ người khác là bao nhiêu, thiệt hại tài sản là bao nhiêu…”, ông Đức cho hay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.