Chuyên gia: ‘Nếu giải ngân đầu tư công chậm, lãi suất không giảm, tăng trưởng GDP sẽ dưới 5%’
Xuân Hải -
27/03/2020 11:10 (GMT+7)
(VNF) – “Một điều có thể chắc chắn là GDP Việt nam 2020 sẽ không thể đạt 6%; phải chuẩn bị tinh thần cho mức khoảng 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, tăng trưởng sẽ còn thấp hơn”, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc nghiên cứu phát triển (R&D) của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh
Theo ông Linh, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam có thể tóm tắt thành 3 đợt.
Đợt 1 là dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu của đợt này nằm ở phía cung - là nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao tác động đến nhiều ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất... Ảnh hưởng ở phía cầu có thể thấy rõ ở ngành du lịch, do 2 nước Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam.
Nếu như chỉ có đợt 1, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do các ngành sản xuất và tiêu dùng sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo nếu dịch được kiểm soát trong quý I thì GDP tăng 6,2%. Tuy nhiên điều này đã không thành hiện thực.
Đợt 2, dịch đang xảy ra trên diện rộng, hiện Tây Âu và Bắc Mỹ đang là tâm dịch, đi kèm là tốc độ tăng nhanh người mắc bệnh tại Việt Nam. Ảnh hưởng chính của đợt 2 nằm ở phía cầu.
Với giả định dịch bệnh ổn định trong tháng 5 - 6 và chậm nhất tháng 7 hết dịch thì tăng trưởng kinh tế 2 quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ bật tăng rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Đây là kịch bản “cơ sở”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo nếu dịch được kiểm soát trong quý II thì GDP tăng 6%. Tuy nhiên, ông Linh cho rằng đây vẫn là một con số quá cao.
Đợt 3, có thể sẽ xảy ra, là dịch bệnh kéo dài, dẫn đến khủng hoảng. Dịch bệnh là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất, Italy. Nếu dịch bệnh kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển khác cũng rơi vào khủng hoảng giống năm 2008 (doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc dẫn đến không thể trả vay mua nhà...). Hệ lụy của cuộc khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài.
Theo ông Linh, hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 (trừ hệ thống ngân hàng Italy).
“Thực tế sẽ nằm đâu đó ở giữa kịch bản ‘cơ sở’ và ‘rất xấu’ vì hiện tại không ai dám chắc về diễn biến dịch bệnh và khả năng đứng vững của hệ thống tài chính toàn cầu”, ông Linh nhận định.
Ông Linh cho rằng: “Một điều có thể chắc chắn là GDP Việt Nam 2020 sẽ không thể đạt 6%; phải chuẩn bị tinh thần cho mức khoảng 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công”.
“Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, tăng trưởng sẽ còn thấp hơn”, ông Linh cảnh báo.
Ông Linh cho biết với thị trường tài chính Việt Nam hiện tại, bộ đệm tài khóa và tiền tệ còn tương đối dày, gồm tiền sẵn có của Kho bạc Nhà nước (trên dưới 400 nghìn tỷ), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (khoảng 150 nghìn tỷ) và đặc biệt là dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Nhờ có bộ đệm này mà ngay cả trong kịch bản “rất xấu”, Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô (lúc này không thể tính đến tăng trưởng).
Trong ngắn hạn thì sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam.
“Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L sẽ phụ thuộc vào 2 biến số là dịch bệnh và sức khỏe thể chế/tài chính của các quốc gia”, ông Linh nhận xét.
Vị chuyên gia của SSI cũng lưu ý rằng năm nay là năm bầu cử. Trước khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã luôn là rủi ro số 1 trong con mắt của giới đầu tư quốc tế. Chỉ sang tháng 3, Covid-19 mới chiếm vị trí này. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ mới…
“Đầu tư công hay bảo hộ sản xuất trong nước... đều cần đến một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả. Liệu có làm được điều đó vào lúc này?!”, ông Linh đặt câu hỏi và dẫn thông tin nhắc nhở: “Nhập siêu với Thái Lan năm 2019 là 6,4 tỷ USD, bằng 2,4% GDP Việt Nam, trong đó 1,5 tỷ USD ô tô nguyên chiếc, 1 tỷ USD hàng điện máy... đều là những mặt hàng Việt Nam sản xuất được. Trong khi đó Thái Lan vừa áp thuế bán phá giá thép Việt Nam với lý do ‘gây thiệt hại cho sản xuất trong nước’”.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.