'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) mới đây đã tổ chức hội thảo quan trọng về chủ đề “Lạm phát, lãi suất và chứng khoán”. Hội thảo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, lãi suất đến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành tài chính như: TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), TS Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, TS Lê Xuân Nghĩa, TS Võ Trí Thành cùng nhiều đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành của Chính phủ, các chuyên gia, nhà quản lý và đông đảo công chúng quan tâm đến kinh tế, tài chính, chứng khoán.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), trên thế giới đang diễn ra một cuộc đua tăng lãi suất. Hầu hết lãi suất của các quốc gia đều đi lên, trừ Trung Quốc. Theo thống kê, có 80 lượt tăng lãi suất toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU có mức tăng lãi suất khá lớn, nhưng số lần tăng không nhiều. Các nước đang phát triển có số lần tăng lãi suất rất nhiều (60 lần), nhưng chỉ tăng nhỏ giọt khoảng 0,2%/lần. Nguyên nhân chính của đợt tăng lãi suất này được nhìn nhận là lạm phát.
Tại Việt Nam, lãi suất trong 6 tháng đầu năm khá ổn định, do lạm phát 6 tháng chỉ ở mức 2,44%. TS Lực cho rằng có ít nhất 7 nguyên nhân khiến lạm phát Việt Nam thấp hơn so với thế giới. Một là nền kinh tế nước ta có độ trễ so với thế giới và các nước châu Á. Hai là cung tiền vừa phải (+3,51%), vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần). Ba là giá xăng được hỗ trợ bình ổn (tăng thấp hơn so với thế giới). Bốn là chủ động, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, y tế… Năm là các mặt hàng do nhà nước quản lý được điều tiết khá tốt, như giãn lộ trình tăng, không tập trung vào lúc cao điểm. Sáu là Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách, nhất là giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và giá cả. Bảy là cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam khác với thế giới.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm là khá lớn, bởi các nguyên nhân như: giá hàng hóa thế giới còn tăng và nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu; lương tối thiểu vùng, phí giáo dục, giá dịch vụ y tế…. tăng từ tháng 7/2022 và tác động vòng 2, vòng 3 của tăng giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu; đà phục hồi kinh tế tạo ra lạm phát cầu kéo; độ trễ tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa nới lỏng sẽ rõ nét hơn; tỷ giá chịu áp lực tăg (2,5% - 3% trong năm nay)…
Trước áp lực gia tăng lạm phát, việc tăng lãi suất để chống lại được xem là một “bài thuốc” kinh điển. Song, TS Cấn Văn Lực cho rằng nếu bây giờ Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất thì chưa chắc đã phát huy tác dụng. Nguyên nhân là việc gia tăng lạm phát trong nước không phải do yếu tố tiền tệ mà chủ yếu do chi phí đẩy. Trong khi, việc tăng lãi suất chỉ có tác dụng khi lạm phát xuất phát từ yếu tố tiền tệ (tiền rẻ).
Mặt khác, việc tăng lãi suất là đi ngược với quan điểm thúc đẩy phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Cụ thể, Việt Nam đang triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với giá trị lên tới 347.000 tỷ đồng. Để thực hiện thành công chương trình này, Chính phủ cần phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thậm chí phấn đấu giảm nhẹ. Chương trình phục hồi này cũng bao gồm gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với một số đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực. Như vậy, việc tăng lãi suất sẽ đi ngược lại với chủ trương của gói hỗ trợ này.
Đồng quan điểm với TS Lực, TS Võ Trí Thành cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ không giải quyết được vấn đề lạm phát một cách hoàn hảo. Theo ông Thành, một trong những nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam chưa tăng mạnh như các nước trên thế giới là do kinh tế trong nước có nhiều điểm khác, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam là ngôi sao về tăng trưởng GDP, đạt 2,91% trong khi kinh tế thế giới tăng trưởng âm.
Sang năm 2021, khi kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng mạnh ở mức 6,1% thì Việt Nam lại chỉ tăng trưởng ở mức thấp. Sáu tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế thế giới bắt đầu xấu dần thì kinh tế trong nước lại bắt đầu “hào hứng” và trên đà phục hồi. “Những điểm khác biệt này khiến Việt Nam không thể điều chỉnh lãi suất điều hành như các ngân hàng trung ương trên thế giới”, TS Võ Trí Thành cho biết và nhận xét, hiện nay cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam tương đối ổn định, thặng dư không quá nhiều nên việc tăng lãi suất chưa phải là vấn đề cần thiết.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, khi nguyên nhân của lạm phát là do chi phí đẩy thì vai trò của ngân hàng là rất nhỏ. Với lạm phát chi phí đẩy, chính sách lãi suất trở nên bất lực nên việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất như các ngân hàng trung ương trên thế giới là điều không cần thiết. Vị chuyên gia này cho rằng tác động lớn vào lạm phát của Việt Nam hiện nay là do giá xăng dầu. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng chịu nhiều thuế nhất, từ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…
TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh, nếu Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất thì “thị trường chứng khoán sẽ gay go”. Theo đó, ông Nghĩa cho biết tỷ số P/E của thị trường chứng khoán hiện đang ở mức thấp (khoảng 12). Tỷ số nghịch đảo của P/E là E/P phải cao hơn 2 lần lãi suất gửi tiết kiệm. Nếu lãi suất tăng thì công thức này sẽ không đạt, đồng nghĩa với việc lãi suất tăng không hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Ở góc độ tích cực hơn, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết lạm phát trên thế giới đã có dấu hiệu khả năng đạt đỉnh và kỳ vọng sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022. Cụ thể, giá của các loại hàng hoá như: lúa mì, dầu Brent, khí ga tự nhiên, thép… đều đang có mức sụt giảm so với đỉnh và sẽ phản ánh dần trong CPI của Mỹ ở những tháng tiếp theo.
Cùng với đó, các quỹ đầu tư về hàng hoá (năng lượng, nông nghiệp, sắt thép) đã có dấu hiệu tạo đỉnh và điều chỉnh mạnh. Với những dấu hiệu này, đại diện VFS cho rằng nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc lạm phát tạo đỉnh, tạo tiền đề cho sự thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo đó, FED có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên mức khoảng 3% và giữ nguyên cho đến hết năm.
Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, với bối cảnh vĩ mô tốt của Việt Nam như hiện nay, đi kèm với dấu hiệu lạm phát có thể tạo đỉnh, thì dòng tiền từ nước ngoài sẽ quay lại thị trường trong nước. Từ tháng 4 vừa qua, khối ngoại đã bắt đầu mua ròng trở lại sau nhiều tháng liên tiếp bán ròng. Nguyên nhân là do định giá P/E của Việt Nam đã rơi về mức hấp dẫn (12,57) và dự phóng năm 2022 có thể rơi về 11.
Trong thời kỳ từ 2017 - 2022, khi định P/E rơi về khoảng 11 hay quanh mức 10 thì đó là vùng đáy của thị trường và sẽ có sự bật mạnh sau đó. Ông Nguyễn Minh Hoàng cho biết, hiện nay, nhiều chuyên gia, nhà đầu tư với tầm nhìn 2 - 3 năm đã bắt đầu xuống tiền và chấp nhận mức mua ở trung bình giá. Khi lạm phát và lãi suất có dấu hiệu đạt đỉnh hoặc ngừng tăng, có dấu hiệu quay đầu, thị trường chứng khoán chắc chắn có thể tạo đỉnh hoặc phản ứng sớm hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.