'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 16/12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với tư cách tổ chức điều phối Liên minh Công bằng Thuế (VATJ), đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế tại Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế công bằng”.
PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết tỷ trọng của thuế trực thu đã giảm liên tục trong giai đoạn 2012 – 2017, từ 44,6% năm 2012 xuống chỉ còn 33,8% năm 2017. Điều này phần nào giảm đi tính lũy tiến của hệ thống thuế Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 – 2019 số liệu ước tính của Bộ Tài chính cho thấy tỷ trọng thuế trực thu có xu hướng tăng trở lại, ước đạt 38,9% năm 2019.
Cũng theo PGS.TS Phạm Thế Anh, tỷ trọng thuế trực thu của Việt Nam trên GDP cũng giảm từ mức 10% năm 2006 xuống mức khoảng 5,67% năm 2017. Trong giai đoạn 2018-2019, tỷ trọng của thuế trực thu trên GDP có xu hướng tăng trở lại, lần lượt đạt các mức 6,85% và 6,99% GDP.
Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất mặc dù đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính đó là do việc áp dụng ngày càng nhiều các ưu đãi thuế cho khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Thuế thu nhập cá nhân đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, hiện Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất trong nhóm các nước tương tự trong ASEAN, nhưng tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam là cao nhất.
“Điều này cho thấy gánh nặng thuế tại Việt Nam đang rất cao và cần có sự thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, cần phải xây dựng cải cách thuế hướng đến việc thu thuế thu nhập một cách hiệu quả hơn thay vì mở rộng cơ sở đối với các loại thuế gián thu”, chuyên gia VEPR nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chưng trình quản trị, tổ chức Oxfam tại Việt Nam
Cùng chung quan điểm trên, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cũng nhìn nhận rằng Việt Nam là nước có thu nhập thấp trong nhóm các nước trong khu vực ASEAN, tuy nhiên nhưng tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam lại rất là cao.
“Hiện tại người nghèo là nhóm đối tượng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. Thuế tiêu thụ giá trị gia tăng chiếm vai trò quan trọng nhất trong gánh nặng thuế, phí đối với các hộ gia đình tại Việt Nam”, bà Hương cho hay.
“Những phân tích trong nghiên cứu của VEPR là những cơ sở khoa học để Việt Nam nhìn lại toàn bộ các hệ thống thuế và sắc thuế để có những điều chỉnh phù hợp, để đảm bảo tính công bằng và bền vững. Đồng thời cũng để đảm bảo sự chia sẻ bình đẳng giữa các cá nhân có thu nhập cao, cũng như là các công ty chịu phần thuế một cách công bằng”.
“Việc cần phải nhìn nhận lại để điều chỉnh các sắc thuế sao cho bình đằng là điều hết sức cần thiết ở thời điểm này, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị đưa ra những cải cách thuế mới cho năm 2021 cũng như các năm tiếp theo, sau khi đã thực hiện việc cải cách thuế trong giai đoạn từ 2010-2020 (hiện đã kết thúc)”, bà Hương nói.
Xem thêm: PXS bị phạt và truy thu thuế 4,1 tỷ đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.