'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng là một trong những hoạt động đầu tư chính của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm, mang lại thu nhập chủ đạo trong doanh thu tài chính.
Trong quý II vừa qua, lãi tiền gửi ghi nhận giảm ở nhiều DN bảo hiểm như Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (HoSE: MIG), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (UPCoM: BLI), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BIC)… dù có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao.
Theo thống kê của VietnamFinance, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) là DN bảo hiểm có nhiều tiền gửi tại ngân hàng nhất trong số 12 DN bảo hiểm niêm yết. Doanh nghiệp này có hơn 111.800 tỷ đồng tiền gửi tại ngân hàng, bao gồm 11.091 tỷ đồng tiền gửi dài hạn, 98.501 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn, 2.267 tỷ đồng khoản đương tương tiền là các hợp đồng tiền gửi tại tổ chức tài chính kỳ hạn không quá ba tháng và 626 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn.
Với số lượng tiền gửi “khủng” như trên, BVH ghi nhận hơn 2.512 tỷ đồng lãi tiền gửi trong 6 tháng đầu năm 2022, cao hơn cả lợi nhuận trước thuế vốn ở mức hơn 1.047 tỷ đồng.
Thậm chí, báo cáo tài chính của BVH cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nửa đầu năm của doanh nghiệp này chỉ đạt vỏn vẹn hơn 20 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính ghi nhận tới gần 3.899 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế của BVH đang phụ thuộc chính vào doanh thu từ hoạt động đầu tư, trong đó lãi tiền gửi là thu nhập chủ đạo.
Công ty Cổ phần PVI (HNX: PVI) có hơn 7.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, trong đó riêng gửi ngắn hạn là 6.767 tỷ đồng, tiền gửi dài hạn là 20 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền là tiền gửi kỳ hạn không quá 3 tháng là 236 tỷ đồng. Ngoài ra, PVI có hơn 460 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
Khác với BVH, dù tiền gửi ngân hàng của PVI dừng chân tại vị trí thứ 2 trong số 12 doanh nghiệp niêm yết, lãi tiền gửi của PVI chỉ tương đương 43,8% lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2022. Như vậy phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
BIC với gần 4.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng “ghi tên” vào top 3 doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng tiền gửi lớn nhất. Trong đó, BIC có 3.850 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn, 63,8 tỷ đồng tiền gửi dài hạn và 82,8 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn. Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này ghi nhận 94 tỷ đồng lãi tiền gửi, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt hơn 162 tỷ đồng.
Theo ngay sau BIC về số lượng tiền gửi là Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI). Doanh nghiệp có hơn 3.198 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn từ 3 tháng trở lên, 50 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và gần 77 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn. Tương tự BIC, lãi tiền gửi cũng tương đương một nửa lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2022 của BMI.
Doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng tiền gửi ít nhất trong số 12 doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết là Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC). Theo đó, tiền gửi ngắn hạn của AIC là hơn 377 tỷ đồng, tiền gửi dài hạn là 40 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn là gần 320 tỷ đồng. Dù vậy, lãi tiền gửi vẫn chiếm tới 30,7% lợi nhuận trước thuế của AIC trong 6 tháng đầu năm.
Tỷ trọng lãi tiền gửi/lợi nhuận trước thuế ghi nhận thấp nhất ở Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HoSE: PGI), đạt 5%. Cụ thể, PGI chỉ ghi nhận vỏn vẹn 9,2 tỷ đồng lãi tiền gửi trong 6 tháng đầu năm, trong khi lợi nhuận trước thuế ghi nhận hơn 171 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại đều có mức tiền gửi tại ngân hàng khá lớn, từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng. Lãi tiền gửi tương đương từ 34% lợi nhuận trước thuế trở lên.
Hoạt động tiền gửi được dự báo sẽ có diễn biến tích cực hơn khi lãi suất huy động kỳ hạn ngắn đồng loạt tăng từ đầu quý III vừa qua. Từ đầu tháng 9 đến nay, hơn chục ngân hàng đã công bố biểu lãi suất mới với xu hướng đi lên.
Diễn biến trên xảy ra sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định từ ngày 23/9, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đồng loạt tăng lên. Trong đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng thêm 0,3% lên 0,5%/năm; mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1% lên 5%/năm.
Dưới tác động của quyết định này, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất kỳ hạn ngắn lên khoảng 1% đẩy lãi suất huy động lên sát trần cho phép. Thậm chí, có ngân hàng quốc doanh đã quyết định tăng lãi suất thêm 1,3%/năm...
Thậm chí, trong báo cáo mới nhất của SSI cho thấy, trong thời gian qua, lãi suất điều hành đã điều chỉnh tăng thêm 1 điểm phần trăm và dự báo trong giai đoạn cuối năm 2022 – đầu năm 2023 sẽ tăng thêm 1 – 1,5 điểm phần trăm nữa.
Diễn biến tích cực của lãi suất có thể được phản ánh trực tiếp vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ trọng lớn tiền gửi trong quý III và quý IV.
Theo tính toán sơ bộ, nếu một doanh nghiệp có 100.000 tỷ đồng tiền gửi, khi lãi suất huy động tăng 1%/năm đối với toàn bộ các khoản tiền gửi, lãi tiền gửi có thể thu về thêm 1.000 tỷ đồng/năm. Đối với các doanh nghiệp có từ 4.000 – 7.000 tỷ đồng tiền gửi, có thể thu về thêm 40 – 70 tỷ đồng mỗi năm. Doanh nghiệp có từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng có thể thu về thêm 10 – 30 tỷ đồng mỗi năm.
Với xu hướng tăng lãi suất như hiện nay, DN bảo hiểm với hàng trăm nghìn tỷ đồng đang để trong NH là 1 lợi thế và điều này sẽ mang lại đột biến lợi nhuận của DN bảo hiểm những tháng cuối năm. Bội thu hàng nghìn tỷ đang chờ đón các DN bảo hiểm trên sàn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.