'Con hổ châu Á', tại sao không?

TS Nguyễn Anh Tuấn - 15/02/2018 23:41 (GMT+7)

Đã không ít lần, viễn cảnh Việt Nam trở thành con hổ mới của châu Á đã được đề cập trong các bài viết và trên các diễn đàn kinh tế. Song có lẽ chưa bao giờ niềm tin và khát vọng trở thành con hổ châu Á của Việt Nam lại bừng lên và lan toả mạnh mẽ như những ngày đầu xuân 2018.

VNF
Uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành con hổ mới châu Á.

Giáo sư Salvatore Babones thuộc Đại học Sydney trong bài viết đăng trên Tạp chí Forbes mới đây nhận định rằng, Việt Nam có thể trở thành con hổ thứ năm ở châu Á (sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan). Mặc dù bài viết chủ yếu phân tích về chính sách tiền tệ, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực này (nhất là về gia tăng dự trữ ngoại hối, điều hành tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu), nhưng tác giả lạc quan cho rằng, việc Việt Nam trở thành con hổ mới của châu Á "không phải là một dự báo, mà là một khả năng".

Khát vọng trở thành con hổ mới châu Á cũng đã được người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập trong bài phát biểu của mình tại "Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và Triển khai nhiệm vụ năm 2018" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 15/1 vừa qua. Thủ tướng cho rằng, lâu nay Việt Nam được ví như một cô gái đẹp, nhưng đã đến lúc chúng ta phải phấn đấu để trở thành con hổ mới của châu Á.

Cho dù "hoá hổ", "hoá rồng" không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện của vài ba thập kỷ tới, nhưng câu nói của người đứng đầu Chính phủ đã truyền lửa và thôi thúc khát vọng trong mỗi con người Việt Nam.

Mấy ngày sau, trong thước đo của người Việt, chặng đường hoá hổ của Việt Nam dường như ngắn lại khi đội tuyển U23 Việt Nam lần lượt loại bỏ những cường quốc bóng đá châu Á như Australia, Syria, Iraq và Qatar để tiến thẳng vào chung kết. Nhiều người cứ tưởng như đang mơ, nhưng việc Việt Nam thành "hổ bóng đá" châu Á đã trở thành hiện thực (cho dù chỉ ở giải đấu năm nay) - điều mà trước đó vài tuần, ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể nào nghĩ tới.

Sau hạnh phúc vỡ oà vì kỳ tích của U23 Việt Nam là sự ngẫm suy về vận nước. Bóng đá làm được, các lĩnh vực khác thì sao? Việt Nam trở thành con hổ mới châu Á – tại sao không?

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, người Việt Nam đã làm nên biết bao kỳ tích, chiến công hiển hách. Riêng thế kỷ 20, đó là Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu", là "Điện Biên Phủ trên không" và đại thắng mùa xuân năm 1975 "chấn động địa cầu". Những chiến công hiển hách đó được tạo nên bởi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, bởi niềm tin, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Cũng chính niềm tin, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam đã làm nên một công cuộc đổi mới kỳ diệu để đưa đất nước từ chỗ với một nền kinh tế kiệt quệ do tàn phá của chiến tranh và những trói buộc của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình của thế giới.

Sau 30 năm đổi mới, diện mạo đất nước đã hoàn toàn đổi thay, thế và lực được tăng cường, vị thế nước ta trên trường quốc tế chưa bao giờ có được như ngày nay. Đó là điều mà cách đây 30 năm còn là một giấc mơ. Và đó cũng là hành trang quý báu để đất nước bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên biến giấc mơ "con hổ châu Á" thành hiện thực.

Trong cuộc hành trình đó, dấu ấn năm 2017 đang tiếp thêm niềm tin lớn. Đó là kinh tế tăng trưởng trên 6,8%, cao nhất trong 10 năm gần đây cùng với 12 chỉ tiêu khác về kinh tế – xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Đó là việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC với sự hội tụ đông đủ nguyên thủ các quốc gia thành viên và để lại trong họ ấn tượng tích cực về nước chủ nhà. Đó cũng là những kết quả chưa từng có trong cuộc chiến đầy cam go với vấn nạn tham nhũng, lạm dụng chức quyền...

Năm 2017 cũng được ghi nhận là năm chuyển mình mạnh mẽ của môi trường đầu tư kinh doanh dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thủ tục hành chính tiếp tục được đơn giản hoá; hàng trăm điều kiện kinh doanh được bãi bỏ; nhiều loại chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp được cắt giảm. Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2017 xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước.

Những yếu tố đó đang tạo nên một niềm tin và bầu không khí lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm mới. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong năm 2018. Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam 2018 sẽ tăng trưởng mạnh, đạt mức 6,8%, tức cao hơn cả chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua (6,5-6,7%).

Từ một góc nhìn khác, không ít chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng, để trở thành con hổ châu Á, kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng trên 6,8% trong nhiều năm, gắn với phát triển bền vững. Đó quả là điều không dễ, nhưng cũng không phải là quá tham vọng, nếu công cuộc cải cách tiếp tục được tiến hành mạnh mẽ và các chủ trương, chính sách đã ban hành được thực thi có hiệu quả.

Trong số các điều kiện đó, không thể không nhắc tới việc thực thi có hiệu quả Nghị quyết TW5 khoá XII của Đảng về hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế; Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp. Cũng không thể không nhắc tới đòi hỏi phải tạo bước đột phá mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng; hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo sự bứt phá trong quá trình phát triển.

Bài học qua 30 năm đổi mới cũng chỉ ra rằng, để phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi phải phát huy và kết hợp sức mạnh nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cùng với việc khởi dậy các nguồn lực trong nước, nhất là về con người, tài nguyên thiên nhiên, thị trường nội địa, vị trí địa lý, vốn nhàn rỗi trong dân..., cần tăng cường thu hút và tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là nguồn vốn FDI có chọn lọc, đảm bảo chất lượng, gắn với chuyển giao công nghệ và tạo liên kết với khu vực kinh tế trong nước. Đó là thị trường quốc tế ngày càng rộng mở cùng tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá. Đó cũng là nguồn lực cả về chất xám và vật chất từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài...

Có thể nói, chưa bao giờ niềm tin của cộng đồng quốc tế về một Việt Nam đổi mới chủ động hội nhập và phát triển được củng cố như ngày nay. Kết quả thu hút FDI, khách du lịch quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 là minh chứng sinh động cho nhận định đó. Cùng với niềm tin của người Việt về tương lai đất nước, niềm tin của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam cũng chính là động lực nâng bước chân người Việt trong cuộc hành trình đầy thử thách để hiện thức hoá giấc mơ trở thành con hổ châu Á.

Trở lại với câu chuyện bóng đá, kỳ tích của U23 Việt Nam tại vòng chung kết châu Á năm nay, theo lời HLV Park Hang Seo, trước hết bắt nguồn từ niềm tin và khát vọng chiến thắng của các cầu thủ. Nếu đúng vậy, chẳng có lý do gì để chúng ta thiếu đi khát vọng và niềm tin hoá hổ của Việt Nam.

Cùng chuyên mục
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

03/04/25 13:40 (GMT+7)

(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

27/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

26/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

24/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

22/03/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

22/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

20/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

19/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tin khác
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Dỡ bỏ trần thể chế, thiết kế lại chính sách'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.