'Covid-19 tàn phá đặc biệt nghiêm trọng kinh tế thế giới, không đại dịch cận đại nào so sánh được'

VNF ghi - 17/03/2020 09:42 (GMT+7)

(VNF) - TS Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng sức tàn phá và hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch thời cận đại nào có thể so sánh được.

VNF
TS Vũ Thành Tự Anh

Theo TS Tự Anh, đại dịch Covid-19 bùng nổ đúng vào giai đoạn dễ bị tổn thương của chu kỳ kinh tế toàn cầu: tăng trưởng toàn cầu năm 2019 chỉ ở mức 2,9% - thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009;

Kết quả hoạt động của hầu hết các nền kinh kế quan trọng cuối năm 2019 vừa thấp vừa bất định, cụ thể: trong quý IV/2019, tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 2,1%, của Trung Quốc chỉ là 6% (thấp nhất trong 27 năm qua) còn của Nhật giảm 6,3%, trong khi đó sản lượng công nghiệp của Đức và Pháp tháng 12/2019 đều tăng trưởng âm, lần lượt là -3,5% và -2,6%.

Kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 gần như đình trệ: trong tháng 2, tiêu thụ than (chiếm khoảng 60% tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc) giảm 38% so với cùng kỳ 2019. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2/2020 rơi tự do từ 50 xuống 35,7. Việc phong tỏa nhiều thành phố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển, khiến cho nguyên vật liệu sản xuất bị ách tắc, nhiều công nhân Trung Quốc không thể trở về nơi làm việc sau Tết, khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế toàn cầu không chỉ thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng, mà quan trọng hơn, nằm ở những vấn đề có tính cơ cấu của các nền kinh tế lớn.

Cụ thể, Mỹ, Nhật, Anh và nhiều nước G20 đang thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công đã ở mức rất cao. Đồng thời, lãi suất ở các nền kinh tế quan trọng nhất trong G20 đều đang rất thấp, thậm chí bằng 0 ở nhiều nước EU và âm ở Nhật Bản. Hệ quả là chính phủ các nước có rất ít dư địa để can thiệp về tài khóa và tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế khi đại dịch toàn cầu hoành hành.

Nếu như báo cáo mới nhất (1/2020) của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu còn dự báo kinh tế thế giới sẽ bình ổn và phục hồi nhẹ trong năm 2020 và 2021 thì bây giờ các nhà kinh tế bắt đầu nói đến hai chữ “suy thoái”.

Để khắc phục nguy cơ suy thoái toàn cầu buộc phải có những giải pháp toàn cầu. Nhưng đáng tiếc, thế giới lại đang xung đột và chia rẽ sâu sắc, tình trạng mà một số nhà quan sát dự báo sẽ trở thành “chiến tranh lạnh mới” với sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, ở châu Âu, nước Anh đã ra khỏi EU và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của khối này.

Ngay trong phạm vi từng nước, bất đồng giữa các đảng phái cũng đang gây ra sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác. Gần đây nhất, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia và nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Syria tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khiến thiện chí và nỗ lực phối hợp toàn cầu để chống đại dịch cũng những hậu quả kinh tế của nó trở nên xa vời.

So sánh SARS và Covid-19, TS Tự Anh khẳng định Covid-19 tác động tới kinh tế nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt “một trời, một vực” đối với kinh tế toàn cầu giữa SARS và Covid-19 xuất phát từ ba nguyên nhân chính.

Thứ nhất, so với Covid-19, phạm vi lây nhiễm của SARS tương đối hẹp (26 nước), rất tập trung (92% ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan), số lượng tử vong tổng cộng là 774 – chưa tới 12% số lượng tử vong do Covid-19 gây ra cho đến ngày 16/3/2020. Hơn nữa, dịch SARS kết thúc trong vòng 2 quý, nhờ vậy kinh tế toàn cầu đã hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V. Trái lại, Covid-19 xảy ra cho đến nay đã gần một quý, tâm điểm lan truyền di động (đợt 1 là Trung Quốc, đợt 2 là Hàn Quốc và Nhật Bản, đợt 3 là Ý, châu Âu và Mỹ...), hết đợt này đến đợt khác nên kinh tế toàn cầu liên tục ở trạng thái “đóng cửa” từng phần và hết sức bấp bênh.

Thứ hai, khi SARS nổ ra và tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, các nền kinh tế này – đặc biệt là Trung Quốc – chưa quá quan trọng với kinh tế toàn cầu. Khi ấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc mới đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Đức, Nhật, Pháp) và chỉ chiếm 5% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm tới 13% xuất khẩu toàn cầu. Không những thế, các GVCs hiện chiếm khoảng 75% tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục gây ra cú sốc to lớn cho tổng cung và sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương tự như thế về phía cầu – Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu quan trọng nhất đối với hầu hết các nền kinh tế ở châu Á và là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ. Khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018 tiêu 277 tỷ USD cho du lịch nước ngoài. Tóm lại, Trung Quốc đang tạo ra một lượng cầu bên ngoài to lớn cho rất nhiều nền kinh tế.

Thứ ba, khác với SARS và các đại dịch toàn cầu gần đây, lần này Covid-19 phát tán mạnh nhất ở các nền kinh tế lớn nhất. Hiện, 10 nền kinh tế lớn nhất cùng nhau tạo ra 66% GDP, 69% sản lượng công nghiệp chế biến – chế tạo, 46% xuất khẩu, và 56% xuất khẩu chế biến - chế tạo toàn cầu. Và cũng 10 quốc gia này cùng nhau chiếm tới 71% số ca nhiễm và 79% số ca tử vong do Covid-19.

"Rõ ràng là với tầm quan trọng của mình, khi các quốc gia này viêm phổi, cả thế giới sẽ lao đao. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020 hay không?", TS Tự Anh nêu vấn đề.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, thị trường BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, thị trường BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Trao đổi bên lề hội thảo quốc gia về “Quản lý đất đai trên địa bàn TP. HCM - Thực trạng và giải pháp”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

(VNF) - Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

(VNF) - Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.