'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cơ quan công an cũng khởi tố bị can, bắt để tạm giam và thực hiện lệnh khám xét đối Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alibaba) và Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Alibaba).
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập Công ty địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam. Những dự án này chưa được làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép…nhưng công ty đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt.
Công an TP. HCM tập trung lực lượng làm rõ hành vi của bị can Luyện và Lĩnh, mở rộng điều tra các đối tượng liên quan và thu hồi tài sản về cho người dân.
Điều tra ban đầu cho thấy, hoạt động lừa đảo của Alibaba diễn ra trong thời gian dài với số lượng khách hàng bị lừa lên đến 6.700 người, chiếm đoạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Điều này đã đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương. Ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai đã có những chia sẻ thẳng thắn về vụ án Alibaba.
- Với tư cách một ĐBQH thuộc đoàn ĐBQH Đồng Nai, một trong những địa phương có nhiều “dự án” của Alibaba, ông nhìn nhận thế nào về thông tin này?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Trong bối cảnh các cơn sốt bất động sản đang bùng nổ hiện nay, hiện tượng dùng dự án "ma" lừa người mua khá phổ biến chứ không chỉ riêng Alibaba. Tuy nhiên, trường hợp Alibaba gây chấn động vì có tổ chức quy mô lớn.
Thực tế, chiêu lừa đảo trong kinh doanh, nhất là kinh doanh bất động sản cũng không phải hiếm gặp. Xã hội lúc nào cũng có kẻ xấu, người tốt. Nhất là ở thời điểm này, nhiều kẽ hở pháp lý bị kẻ xấu lợi dụng. Điều băn khoăn nhất đối với tôi là vì sao hiện tượng Alibaba vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Đáng ngạc nhiên và đáng phẫn nộ nhất là chính quyền đã ở đâu khi những hoạt động này bành trướng trên địa bàn? Dự án nào cũng có không gian, vị trí cụ thể. Vậy thì địa phương phải giật mình, kiểm tra ngay vì họ quản lý đất đai, phải biết đất này ở đâu, của ai và do ai quản lý.
Không có bất kỳ một dự án nào được rao bán công khai, hoạt động kéo dài mà không bị phát hiện nếu không có sự bao che, dung túng.
- Trước những sai phạm của Alibaba, cần đặt ra trách nhiệm như thế nào đối với chính quyền địa phương, thưa ông?
Nhìn vào hiện tượng này, ai cũng dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu dung túng, bao che, đồng loã. Nhưng cụ thể việc ăn chia đó như thế nào thì cần được cơ quan chức năng làm rõ.
Tuy nhiên, với chính quyền địa phương, để xảy ra sự việc này, có thể khẳng định, họ chưa làm hết trách nhiệm, khả năng của mình. Có những điều cần phải thực thi ngay từ khi có dấu hiệu nhưng họ chưa làm thì đến nay, trước những hệ quả xảy ra, họ phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
- Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, có khoảng 6.700 người đã bị lừa, 2.500 tỷ đồng đã bị chiếm đoạt, ông có thể nói gì về những con số này?
Đó là một hệ quả nặng nề. Chính quyền địa phương có dự án của Alibaba cần có trách nhiệm với những người dân bị lừa mua đất ở đó.
Đất vẫn còn đó nhưng tiền của người dân đã bị lừa lấy đi thì phải làm thế nào? Tôi cho rằng chính quyền địa phương cần vào cuộc, làm rõ trách nhiệm để lấy lại công bằng cho người dân.
- Một hoạt động kinh doanh, môi giới bất động sản được tổ chức như mạng lưới đa cấp, ông cho rằng pháp lý của chúng ta đã có những kẽ hở hay người dân vẫn còn "ngây thơ"?
Có thể pháp lý có những kẽ hở nhưng lợi dụng kẽ hở của pháp lý để trục lợi là hành vi đáng lên án, cần có sự nghiêm trị. Về phía người dân, họ cũng cần chịu một phần trách nhiệm trong việc bị Alibaba lừa tiền.
Tôi không dám dùng chữ "tham". Có thể họ đến với hoạt động môi giới bất động sản vì nhu cầu lớn mà không kịp tìm hiểu kỹ hơn về nhà đầu tư, dự án đầu tư nên để xảy ra việc bị lừa đảo. Nhưng trước khi gửi gắm đồng tiền bát gạo, họ cần phải có sự tìm hiểu tối thiểu về dự án sẽ đầu tư.
Đây là bài học đặt ra nhiều cảnh báo đối với người dân đang có kế hoạch đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về chính quyền địa phương. Giao dịch qua môi giới bất động sản là hoạt động kinh tế, sinh lãi thì cơ quan chức năng chính quyền cần quan tâm, kiểm soát, thu thuế.
Tất cả những điều đó cho thấy một sự buông lỏng ghê gớm của chính quyền. Cơ quan chức năng cần có trách nhiệm làm rõ có hay không việc tiêu cực, đồng lõa, ăn chia.
Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng, các nạn nhân cũng cần ý thức được sai lầm, trách nhiệm 1 phần là ở họ. Chúng ta cũng cần tuyên truyền làm sao cho người dân tiếp cận và am hiểu về pháp luật.
Trong vụ án Alibaba, rõ ràng đất nông nghiệp chưa được quy hoạch, chưa được chuyển đổi mục đích, chưa có quyết định của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, người dân vẫn mua ồ ạt vì tin vào những lời quảng cáo trá hình của doanh nghiệp.
- Người dân thiếu hiểu biết thì đã đành, còn trách nhiệm của chính quyền đến đâu, thưa ông?
Đây thực sự là một vấn đề. Chính quyền cần đưa ra cảnh báo.
Cảnh báo chưa đủ thì phải có những mệnh lệnh hành chính đối với doanh nghiệp để ngăn chặn hiện tượng lừa đảo, lợi dụng kẽ hở pháp lý nhằm trục lợi ngay từ ban đầu.
Trước những hệ lụy nghiêm trọng như hiện nay, người dân có quyền đặt ra nghi vấn đối với chính quyền địa phương. Rõ ràng, hệ lụy này xảy ra là kết quả của sự nhẹ tay, buông lỏng và còn hơn thế nữa. Ngay đối với những người có kiến thức cũng không thể hiểu nổi vì sao một mạng lưới đa cấp về dự án bất động sản như thế này lại có thể tồn tại trong thời gian dài đến vậy. Rất khó giải thích!
- Ông có cho rằng, đặc thù kinh tế của những địa phương đang có nhiều dự án quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng là "cơ hội" cho những chiêu trò lập dự án ma lừa đảo khách hàng như Alibaba?
Thực tế cho thấy, nền kinh tế đang phát triển mạnh thì hay xảy ra xung đột về lợi ích, tạo ra những giá trị khác nhau và kẻ gian sẽ tìm cách khai thác, lợi dụng để trục lợi. Điều này là đương nhiên, ở một vùng đất hẻo lánh thì khó xảy ra những hiện tượng như Alibaba.
Đồng Nai có đặc thù về dân sinh, dân tứ chiếng nhiều, cơ cấu quản lý tại chỗ cũng có khó khăn. Vì thế cần tăng cường, đầu tư lực lượng quản lý vào những địa bàn có nhiều phức tạp như Đồng Nai.
Chúng tôi xem Long Thành – một trọng điểm về sân bay hiện nay có tác động rất lớn vào giá cả. Cơ hội khai thác hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể xảy ra. Như vậy, ngoài sự quản lý của địa phương thì Chính phủ cũng cần phải có sự quan tâm, sát sao chỉ đạo.
- Ngoài vụ án Alibaba đang gây chấn động dư luận, thời gian gần đây, nhiều cán bộ cốt cán của tỉnh Đồng Nai cũng bị kỷ luật. Với tư cách là ĐBQH của địa phương này, ông có thể nói gì?
Một địa phương được mệnh danh là vùng nóng, nhiều vấn đề, bộ máy quản lý đứng đầu gánh trọng trách lớn. Nếu không vượt qua được thì việc rơi vào vòng lao lý là đương nhiên.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.