'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 30/5, sau khi nghe báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Thanh Hoàn cho rằng báo cáo của Chính phủ đã nêu được một số tồn tại, hạn chế trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Tuy nhiên, một trong những nội dung quan trọng chưa được báo cáo rõ với Quốc hội, đó là công tác công bố, công khai thông tin quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
"Đây là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản, chỉ là một cú kích chuột, nhưng việc thực hiện thì có vẻ rất khó khăn trên thực tế. Việc công bố, công khai thông tin quy hoạch ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục, chưa tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để công khai và cung cấp thông tin quy hoạch có hiệu quả", ông Hoàn nói.
Theo ông Hoàn, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ tại Luật Đất đai, Luật Quy hoạch. Theo đó, tại Điều 48 Luật Đất đai, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở và trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở và trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện. Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Mặc dù vậy theo ông Hoàn, thực tế cho thấy công tác công bố công khai thông tin quy hoạch nói chung thực sự còn rất hình thức, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Ông đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cụ thể hơn với Quốc hội vấn đề này.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn đánh giá việc công bố công khai thông tin quy hoạch theo yêu cầu của Luật Quy hoạch có lúc, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa kể đến việc nội dung công bố thông tin quy hoạch còn rất hình thức, nhiều nội dung công bố chỉ có quyết định mà không có bản vẽ bản đồ cụ thể hoặc nếu có thì bản vẽ dung lượng bản ảnh rất thấp không thể xem rõ được nội dung.
"Rõ ràng, việc thực hiện công bố công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa thực sự được coi trọng. Theo phản ánh của cử tri thì những gì dân muốn biết, dân cần thực sự rất khó để có thể tiếp cận. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai, gây bất ổn thị trường, khiếu kiện về đất đai dẫn đến mất an ninh trật tự tại một số địa phương", ông Hoàn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hoàn, mặc dù vậy thì việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện việc công bố công khai thông tin lại chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa thấy có báo cáo số liệu về xử lý kỷ luật hay xử lý trách nhiệm trong trường hợp không công bố thông tin quy hoạch.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn đề nghị Quốc hội trong dự thảo nghị quyết giám sát Quốc hội cần bổ sung quy định về biện pháp chế tài xử lý cụ thể với những trường hợp chậm, hoặc không công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm những quy định của pháp luật về quy hoạch được thực thi nghiêm túc trên thực tế.
Cũng nêu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) thì cho rằng giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành là chưa từng có tiền lệ, nếu xét về nội dung, tính chất phức tạp và cả phạm vi tác động của nó.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân.
Theo ông Nhân, sau gần 5 năm thông qua, đến cuối tháng 4 vừa qua chỉ có 7 quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt trong hơn 111 danh mục quy hoạch phải thực hiện. Mặc dù đã có 144 luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư liên quan đến quy hoạch được ban hành, nhưng chưa có dự án nào được triển khai từ chính luật này.
“Vì sao Luật Quy hoạch với kỳ vọng là chiếc cầu nối giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch chỉ mới hơn 3 năm có hiệu lực thi hành thì nay phải chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội” đại biểu Nhân đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh nguyên nhân của mọi nguyên nhân có lẽ bắt đầu từ giải pháp tích hợp quy hoạch mà đến giờ này dự thảo nghị quyết vẫn tiếp tục giao cho Chính phủ hướng dẫn, tại điểm a khoản 1 Điều 2.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng 17 cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch khác, tất cả cơ sở dữ liệu này do các tổ chức tư vấn lập quy hoạch nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc, cách thức tích hợp vào các quy hoạch cần lập. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn có đủ năng lực, trình độ, chuyên môn làm quy hoạch tích hợp lại không nhiều để có thể đáp ứng được yêu cầu, trong khi danh mục quy hoạch là rất lớn.
"Hạn chế này mang tính chất khách quan, do đó không có điều gì chắc chắn 1 hay 2 tháng nữa sẽ có đủ nhà tư vấn đảm đương được, cần phải xác định có thể làm được tích hợp quy hoạch hay không, nếu không thì liệu phải chạy theo phương pháp cũ hay giải pháp nào khả dĩ", đại biểu Phạm Trọng Nhân nói.
Cũng theo ông Nhân, một nguyên nhân khác của việc chậm trễ quy hoạch đó chính là thứ tự và căn cứ quy hoạch. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh dường như là một tất yếu bởi các địa phương như đang "dò đá qua sông" do chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia.
"Điều được cho là ưu điểm nhưng cũng có thể xem là điều rắc rối nhất của giải pháp tích hợp chính là động đến một mắt xích nào cũng đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền trong hệ thống. Ở một góc độ khác, trường hợp dự án đầu tư đã được triển khai theo quy hoạch cấp dưới được ban hành trước nhưng sau đó lại được phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch cấp trên được ban hành sau sẽ dẫn đến hậu quả là các dự án phải điều chỉnh, thậm chí phải đình chỉ, phải đền bù cho nhà đầu tư hoặc làm tăng tổng mức đầu tư của dự án thì phải xử lý thế nào?" ông Nhân đặt vấn đề.
Từ những phân tích trên, đại biểu Phạm Trọng Nhân đề nghị bổ sung vào dự thảo nghị quyết thời hạn phải hoàn thành cơ sở dữ liệu vì đây là một trong những nền tảng của quy hoạch tích hợp.
"Dù muốn hay không thì tất cả các quy hoạch đều đã trễ so với yêu cầu, do đó để tránh việc phải điều chỉnh quy hoạch tỉnh, tạo điều kiện để các địa phương không rơi vào thế chạy đua với thời gian để trình quy hoạch vào cuối năm nay, đồng thời tập trung nguồn lực để lập quy hoạch cấp quốc gia, đề nghị dự thảo bổ sung và nới khung thời gian quy trình lập quy hoạch tỉnh sang năm 2023, thời điểm cụ thể do cơ quan tham mưu xem xét và cân nhắc", ông Nhân nói.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch để từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) cho rằng cần xem xét bổ sung quy hoạch các hoạt động mang tính dịch vụ trong quy hoạch quốc gia.
Đại biểu Siu Hương.
Đối với nội dung này, đại biểu Siu Hương nhấn mạnh cần quy định ở mức tối thiểu tính trên dân số hoặc diện tích như các hoạt động liên quan đến nhà nước trao quyền cho tổ chức thực hiện vì hoạt động dịch vụ nhưng cũng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kiểm tra, hướng dẫn.
Tiếp theo là việc tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch, theo bà Hương, quy định tại Điều 6 mối quan hệ giữa các loại quy hoạch điều luật quy định nhiều khoản nhưng có thể hiểu là quy hoạch nhỏ phải phù hợp với quy hoạch lớn, như khoản 2 Điều 20 Luật Quy hoạch dùng cụm từ "quy hoạch cao hơn". Vậy khi tiến hành thứ tự lập quy hoạch có phải là quy hoạch từ trên lập xuống hay từ dưới lập lên.
Ở đây xảy ra các tình huống, nếu lập quy hoạch từ trên xuống thì cấp trên không có cơ sở dữ liệu để lập quy hoạch nhưng lập từ dưới lên thì cấp dưới không có căn cứ để lập quy hoạch phù hợp với quy hoạch cao hơn. Do vậy, cần phải hướng dẫn bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn đề này.
"Theo tôi, cần tuân thủ nguyên tắc quản lý hành chính, đó là quản lý theo thẩm quyền chung, quản lý theo phân cấp thẩm quyền và quản lý theo thẩm quyền riêng, quản lý theo chuyên môn ngành thì sẽ tạo được đồng bộ trong quy hoạch", đại biểu Siu Hương nói.
Cũng theo bà Hương, việc xây dựng được quy hoạch mới là tiền đề, là bước đầu để thực hiện hiệu quả trong thực tế. Thực tiễn cho thấy, việc điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai diễn ra nhiều nơi, nơi nào cũng hợp lý, có cơ sở nhưng khi cơ quan chức năng vào cuộc lại có vi phạm.
"Ở đây tôi không đề cập đến các vụ đã xảy ra và đang trong quá trình tố tụng mà chỉ mong muốn cần có biện pháp mạnh hơn để tránh tình trạng này. Bên cạnh tình trạng vi phạm pháp luật đất đai thì người sản xuất cũng vi phạm quy hoạch trong quá trình sản xuất. Có thể thấy việc trồng, chặt, thừa sản phẩm phải giải cứu diễn ra không ít. Do vậy, tôi đề nghị cần giám sát cũng như có biện pháp trong tổ chức thực hiện quy hoạch", bà Siu Hương nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.