Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Bộ GTVT vừa gửi văn bản lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc bộ, Sở GTVT Đồng Tháp và Tiền Giang về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (nối Đồng Tháp – Tiền Giang). Đây là cơ sở để hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đoạn cao tốc An Hữu – Cao Lãnh là một phần tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh, kết nối cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp), Quốc lộ 1, cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường Hồ Chí Minh.
Nếu được thông qua, tuyến cao tốc sẽ xây dựng đưa vào sử dụng từ năm 2025.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 (bao gồm lãi vay) dự kiến trên 6.944 tỷ đồng. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng trên 933 tỷ đồng, chi phí xây dựng trên 4.239 tỷ đồng, dự phòng 934 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án và chi phí khác. Giai đoạn hoàn thiện tổng mức đầu tư khoảng 9.508 tỷ đồng.
Đơn vị lập báo cáo đề xuất thực hiện dự án theo hình thức BOT, trong đó vốn nhà nước tham gia khoảng 3.472 tỷ đồng (toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng 934 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng công trình khoảng 2.539 tỷ đồng).
Vốn nhà đầu tư huy động khoảng 3.472 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 520 tỷ đồng (tương ứng mức tối thiểu 15% tổng vốn), vốn vay khoảng 2.950 tỷ đồng.
Nhà đầu tư thu hồi vốn qua thu phí, với mức phí và lộ trình tăng áp dụng theo phương án của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, khởi điểm là 1.700 đồng/km/xe dưới 12 chỗ ngồi.
Về thời gian thu phí hoàn vốn, đơn vị lập báo cáo đưa ra các mốc khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án.
Cụ thể, thu phí thu hồi vốn trong 20 năm nếu ngân sách nhà nước tham gia vào dự án khoảng 61% tổng vốn đầu tư (4.196 tỷ đồng); thu phí trong 25 năm nếu vốn nhà nước tham gia bằng 53% (3.676 tỷ đồng); thu phí trong 27 năm nếu nhà nước hỗ trợ 50% vốn đầu tư (mức tối đa theo Luật PPP, tương đương 3.472 tỷ đồng); thu phí trong 30 năm nếu nhà nước tham gia vốn khoảng 47% (3.256 tỷ đồng).
Tổng chiều dài tuyến cao tốc trên 33km, giai đoạn 1 đầu tư quy mô 4 làn xe cao tốc.
Đơn vị tư vấn lập báo cáo cũng đề xuất cao tốc An Hữu – Cao Lãnh bắt đầu từ vị trí kết nối với QL30 và cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (huyện Cái Bè, Tiền Giang), sau đó đi song song với QL30 hiện hữu, vượt sông Cái Lân, vượt đường tỉnh 850 gần khu dân cư Xẻo Quýt, vượt đường tỉnh 847 gần cầu Cái Chai, kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Mỹ An – Cao Lãnh, điểm cuối kết nối vào đường tỉnh 856 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.