Địa bàn mới của hàng giả và hàng nhái: Mở mắt là thấy vi phạm
Hoàng Minh -
07/06/2025 09:00 (GMT+7)
(VNF) - Theo ông Lê Thế Chính - đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - chống hàng giả, hàng nhái không còn chỉ là cuộc chiến trên thị trường truyền thống mà đã lan rộng ra môi trường số, nơi các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trở thành “địa bàn mới” của các hành vi vi phạm.
Hàng giả len lỏi vào không gian số: “Mở mắt là thấy vi phạm”
Trong bối cảnh hàng giả len lỏi vào từng cú chạm điện thoại mỗi ngày, cơ quan chức năng đang đối mặt với một bài toán lớn về công nghệ, nhân lực và pháp lý.
Tại buổi ra mắt chương trình "Chống gian lận, bảo vệ người dùng", Ông Lê Thế Chính - đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, công tác giám sát và xử lý gian lận thương mại trên nền tảng số đã được xác định là trọng tâm của chiến lược dài hơi.
“Tôi nghĩ rằng việc chống hàng kém chất lượng, hàng giả ở trên không gian mạng đang là một thách thức rất lớn. Do vậy, công tác chống hàng giả là công tác thường xuyên liên tục, đợt cao điểm chỉ là để tập trung, tìm ra sơ hở bất cập trong hoạt động nghiệp vụ và tìm phương án giải quyết”, ông nói.
Ông Chính đề cập đến câu chuyện không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam: Mỗi sáng mở điện thoại, lướt Facebook, TikTok, Shopee, Zalo hay các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử lớn, người dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt sản phẩm “gắn mác” chính hãng nhưng có giá rẻ bất ngờ, với hình ảnh và mô tả na ná thương hiệu thật. Không ít trong số đó là hàng nhái, hàng giả, thậm chí là hàng không rõ nguồn gốc.
Theo ông Chính, môi trường thương mại điện tử hiện nay không chỉ quá rộng mà còn quá đa dạng, khiến việc kiểm soát trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. “Tình trạng vi phạm đang gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp. Các cửa hàng đóng cửa bất ngờ sau khi bị kiểm tra chính là một biểu hiện rõ ràng của vi phạm,” ông nói.
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Ban Chỉ đạo 389 và các lực lượng chức năng đã có kế hoạch cụ thể nhằm tập trung vào mặt trận thương mại điện tử – nơi đang chứng kiến sự bùng nổ về số lượng gian hàng, hình thức bán hàng cũng như thủ đoạn tinh vi của đối tượng vi phạm.
Tăng cường pháp lý – công nghệ
Theo ông Chính, từ năm 2022 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai một kế hoạch kéo dài gần 2 năm nhằm xử lý vi phạm trên nền tảng số. Giai đoạn này dự kiến kết thúc vào cuối tháng 8/2025 và sau đó sẽ được tổng kết, làm cơ sở đề xuất các kế hoạch tiếp theo. Mục tiêu của kế hoạch không chỉ là xử phạt vi phạm mà còn là đánh giá toàn diện cơ chế phối hợp, ứng dụng công nghệ và hoàn thiện chính sách pháp lý.
“Chúng tôi xác định rằng việc đấu tranh trên môi trường thương mại điện tử và môi trường mạng cần phải có công nghệ, cần được trang bị thiết bị hiện đại, và cần có sự tham gia của các bộ, ban, ngành – đặc biệt là các đơn vị như Công an, Hải quan – để xây dựng các cơ chế cho mặt trận này”, ông Chính khẳng định.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả xử lý. Hiện Bộ Công Thương đang rà soát Luật Thương mại điện tử và đề xuất sửa đổi Nghị định số 33 – văn bản quan trọng quy định về hoạt động của lực lượng quản lý thị trường. Việc hoàn thiện pháp lý được kỳ vọng sẽ giúp các lực lượng chức năng có đủ công cụ để xử lý linh hoạt trong bối cảnh hành vi vi phạm ngày càng biến tướng.
Dù nhấn mạnh vai trò của các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ, ông Lê Thế Chính cũng cho rằng: “Chống hàng giả không thể chỉ dựa vào xử phạt. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng.”
Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ đạo về việc tăng cường công tác truyền thông, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại. Cùng với đó, các chương trình truyền hình, báo chí và chiến dịch truyền thông xã hội cũng đóng vai trò “đi trước một bước”, góp phần cảnh tỉnh người tiêu dùng và răn đe đối tượng vi phạm.
Đặc biệt, ông Chính kỳ vọng vào việc nâng cao ý thức tiêu dùng thông minh trong cộng đồng: “Khi người tiêu dùng không tiếp tay cho hàng giả, thị trường sẽ tự sàng lọc. Còn nếu chúng ta vẫn dễ dãi với các sản phẩm giá rẻ bất thường, thì tình trạng hàng kém chất lượng còn tiếp diễn.”
Cuộc chiến chống hàng giả trên môi trường số là một hành trình dài hơi, đầy thách thức và không có đường tắt. Khi các đối tượng vi phạm liên tục thay đổi thủ đoạn, thì việc nâng cao năng lực quản lý, đầu tư công nghệ, hoàn thiện chính sách pháp lý và tăng cường phối hợp liên ngành là yêu cầu bắt buộc. Trên hết, đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà cần sự tham gia chủ động của cả cộng đồng – đặc biệt là người tiêu dùng – để cùng xây dựng một môi trường thương mại lành mạnh, công bằng và minh bạch.
(VNF) - Ông Vũ Văn Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ về những tổn thất mà doanh nghiệp chân chính đang phải gánh chịu trong một thị trường thiếu minh bạch nếu như hàng giả vẫn tồn tại trên thị trường.
(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
(VNF) - Ông Vũ Văn Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ về những tổn thất mà doanh nghiệp chân chính đang phải gánh chịu trong một thị trường thiếu minh bạch nếu như hàng giả vẫn tồn tại trên thị trường.
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.