Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Prudential vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2019, tiếp tục khẳng định một năm kinh doanh hiệu quả với sự tăng trưởng ổn định và tiềm lực tài chính vững chắc.
Cụ thể, năm 2019, Prudential đạt tổng doanh thu 27.537 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 21.952 tỷ đồng, tăng 15,4%, và doanh thu phí mới quy năm đạt 5.040 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.688 tỷ đồng.
Năm qua, hãng bảo hiểm này cũng đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng hơn 6.257 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh và đầu tư trong năm 2019 với tổng giá trị đạt 103.819 tỷ đồng, tăng 15,3%, trong đó tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế đạt 93.937 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2018. Năm 2019, Prudential tiếp tục đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nâng tổng giá trị đầu tư lên 66.489 tỷ đồng, trong đó có các kỳ hạn lên đến 20 năm và 30 năm.
Tương tự, Dai-ichi Life Việt Nam cũng công bố tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2019 trên 13.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018 và chiếm 12% thị phần tổng doanh thu phí, tiếp tục giữ vững vị trí Top 4 công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.
Đây cũng là năm đầu tiên lợi nhuận sau thuế của công ty vượt mốc trên 1.000 tỷ đồng, đạt gần 1.300 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản do Dai-ichi Life Việt Nam quản lý đạt hơn 30.000 tỷ đồng.
AIA cũng có một năm kinh doanh tốt với mức tăng trưởng phí bảo hiểm khai thác mới năm 2019 tăng 34,37% đạt 3.908 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 34,74%, đạt 11.442 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.245 tỷ đồng. Hãng bảo hiểm này đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 600.000 trường hợp với tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm 5.400 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2019 là 11 năm liên tục Chubb Life kinh doanh có lãi. Cụ thể, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Chubb đạt trên 565 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với năm 2018 nhờ việc quản lý chi phí hoạt động chặt chẽ và hoạt động đầu tư hiệu quả. Được biết, năm 2019 tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của Chubb cũng đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2018.
Năm 2019 cũng là năm mang nhiều dấu ấn tăng trưởng của Hanwha Life Việt Nam khi kết quả kinh doanh thuận lợi. Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.851 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2018, trong đó phí khai thác mới đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 22%, qua đó giúp Hanwha Life Việt Nam bước vào đội ngũ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu nghìn tỷ.
Công ty cũng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, đạt 468 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối năm lên 9.125 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018.
Theo đại diện hãng bảo hiểm đến từ Hàn Quốc, kết quả kinh doanh thuận lợi này có được nhờ vào nhiều yếu tố tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ duy trì hợp đồng năm 2 cũng như tỷ lệ đóng phí tái tục cho các năm hợp đồng sau đó của khách hàng tiếp tục được gia tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Bên cạnh việc tỷ lệ duy trì hợp đồng được nâng cao, năm 2018, Hanwha Life đã tăng vốn điều lệ lên gần 4.900 tỷ đồng, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho công ty đa dạng hóa danh mục đầu tư và theo đuổi các chiến lược kinh doanh bền vững, như phát triển mạng lưới, đầu tư hạ tầng công nghệ, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Một yếu tố khác giúp Hanwha Life vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2019 là nhờ vào cơ cấu trích lập dự phòng thay đổi. Theo quy định của Bộ Tài chính, tỷ lệ trích lập dự phòng được điều chỉnh giúp nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ, trong đó có Hanwha Life Việt Nam có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh như đa dạng hóa và tái cơ cấu danh mục đầu tư để có lợi nhuận tăng trưởng hơn so với năm 2018.
Năm 2019 cũng là năm Generali Việt Nam bắt đầu có lợi nhuận. Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm của hãng bảo hiểm này năm 2019 đạt 2.868 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2018, với mức lợi nhuận trước thuế là 4 tỷ đồng. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của hãng bảo hiểm này đã đạt 7.684 tỷ đồng tăng 23%, vốn pháp định hiện là 6.053 tỷ đồng.
Một hãng bảo hiểm khác là Aviva cũng đã ghi nhận có lợi nhuận trước thuế năm 2019. Hãng bảo hiểm này hiện đang triển khai các mô hình phân phối bảo hiểm trên hai kênh chính là Bancassurance (bán qua ngân hàng) và đại lý chuyên nghiệp, trong đó năm 2019 phí bảo hiểm quy năm của kênh bancassurance chiếm 55% và kênh đại lý chuyên nghiệp là 45%.
Đối với kênh đại lý, năm 2019, Aviva Việt Nam đã khai trương 12 văn phòng đại lý mới và tiếp tục mở rộng thêm các văn phòng đại lý tại nhiều tỉnh thành trên cả nước trong năm 2020.
Năm 2019, phí bảo hiểm quy năm của Aviva Việt Nam đạt gần 1.000 tỷ đồng cùng mức tăng trưởng 66% dẫn đầu thị trường.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng tăng trưởng 53% đạt 2.226 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ sau 2 năm hoạt động với mô hình 100% vốn nước ngoài, Aviva Việt Nam đạt được mức lợi nhuận trước thuế là hơn 62 tỷ đồng.
Ông Paul Nguyễn, Tổng giám đốc Aviva Việt Nam chia sẻ: "Tôi rất tự hào và trân trọng những thành tựu mà Aviva Việt Nam đã đạt được trong năm vừa qua. Đó là kết quả từ sự nỗ lực, đồng lòng của tập thể nhân viên và đội ngũ kinh doanh, cũng như sự hỗ trợ hết lòng từ cấp trên và đối tác. Đây là bước đệm quan trọng để Aviva Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2020".
Năm 2018, dù thị trường vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 30%, nhưng có đến 10/18 công ty bảo hiểm, trong đó có nhiều tên tuổi lớn nhiều năm có lãi trước đó thông báo lỗ. Nguyên nhân chủ yếu do phải trích lập dự phòng rủi ro chiếm tới 2/3 chi phí hoạt động năm 2018. Tháng 2/2019, Bộ Tài chính đã cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện một số thay đổi liên quan đến lãi suất được sử dụng để lập dự phòng nghiệp vụ. Với sự điều chỉnh này, dự phòng nghiệp vụ sẽ giảm (trong trường hợp lãi suất trái phiếu chính phủ không giảm đáng kể trong năm 2019) và khoản giảm này sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2019. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.