'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong nền kinh tế, có hai hoạt động cốt lõi là kinh doanh và đầu tư. Đây là hai hoạt động đã được luật định nghĩa khác nhau, nhưng lại luôn viết “đầu tư kinh doanh” liền nhau mà không hề có dấu phẩy ngăn cách, như vậy từ ngữ đã bắt đầu có sự mập mờ. Về nguyên tắc, kinh doanh thì phải có giấy phép, ít nhất là đăng ký kinh doanh, còn đầu tư thì khá tự do (trừ đầu tư nước ngoài và những trường hợp đặc biệt). Việc viết liền cụm từ “đầu tư kinh doanh” trong các đạo luật hoàn toàn không phải là “lỗi đánh máy”, mà đó là lỗi tư duy, một tư duy mập mờ. Trong khi đó, “ngành, nghề” thì lại luôn được luật viết có dấu phẩy ở giữa, nhưng lại gần như không thể phân biệt nó khác nhau thế nào.
Đầu tư cơ bản có hai dạng: trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là người đầu tư tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh; đầu tư gián tiếp thì ngược lại. Tất nhiên, nhiều khi cũng không dễ xác định trên thực tế, nên Luật Đầu tư hiện hành cũng đã bỏ luôn việc phân biệt này.
Đầu tư tài chính thuộc dạng gián tiếp, là hoạt động mua đi bán lại một tài sản nào đó để hưởng lợi nhuận sinh ra từ tài sản đó (có thể là lợi tức, có thể là chênh lệch giá). Đầu tư tài chính không cần đăng ký, không cần cấp phép, trừ các trường hợp hoạt động chuyên nghiệp hay có yếu tố nước ngoài. Đây là hoạt động có tác động lớn nhất đến việc tăng trưởng và dịch chuyển nền kinh tế (mà diễn nôm thì gọi là mạnh vì gạo, bạo vì tiền), rất cần được khuyến khích và phải có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu cũng như người đầu tư. Tuy nhiên, có một số điểm trong quy định của pháp luật hiện nay lại chưa làm được điều này.
Chẳng hạn như Luật Doanh nghiệp, dù đã ban hành và sửa đổi tổng cộng tới 5 lần, nhưng vẫn chưa tới được quy định thật sự hợp lý. Chúng ta đều biết tới thương vụ tập đoàn ThaiBev mua 53% cổ phần Sabeco (HoSE: SAB). Trong vòng 6 tháng sau khi mua thành công, ThaiBev không có bất cứ quyền gì đáng kể đối với SAB. Nguyên nhân là Luật Doanh nghiệp quy định, dù sở hữu 99% thì cũng phải ngồi đợi 6 tháng mới được bắt đầu thực hiện quyền quản trị, điều hành.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa sai, nhưng lại đột ngột chuyển từ thái cực này sang thái cực khác mà không hề có sự phân biệt. Cổ đông sở hữu chi phối thì cần phải giành quyền ngay lập tức được can thiệp vào công ty, nhưng cổ đông chỉ sở hữu 5% cũng có ngay quyền này là không cần thiết, thậm chí còn gây nhiễu, gây khó cho công ty, nếu cổ đông không có tính xây dựng. Hợp lý ra là quy định sở hữu trên 50% thì có đủ quyền và có ngay lập tức, còn chỉ sở hữu 5% - 10% thì vẫn phải đợi 6 tháng như đã từng quy định như mấy chục năm qua.
Sự lệch lạc trong Luật Doanh nghiệp cho thấy, nhà làm luật dường như thiếu tư duy tổng thể và mục tiêu rõ ràng, nên từ chỗ bỏ quên quyền rất quan trọng của cổ đông chi phối, đến chỗ tăng quyền cào bằng, đánh đồng như nhau. Đặc biệt, bảo vệ cổ đông đồng thời phải cân đối với việc bảo vệ công ty và ngược lại, chứ không nên khi thì quá tả, lúc lại quá hữu mà quên rằng, đó là hai mặt trong một tổng thể vấn đề. Nhiều quy định của Luật doanh nghiệp qua 5 phiên bản bị rơi vào trạng thái này. Và hậu quả tai hại là cả cổ đông, công ty, cũng như các cơ quan hữu quan cứ phải quay như chong chóng, chưa biết được việc này đã phải thay quy định khác. Chính sách bất ổn, bất hợp lý là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến sự khó khăn, tranh chấp và rối loạn cho đầu tư, kinh doanh.
Chính sách đánh thuế cũng có nhiều điểm rất không công bằng. Một người lao động có thu nhập cao thì có thể phải chịu thuế suất từ tiền lương lên đến 35%, nhưng khi nhận được khoản thu nhập hàng tỷ đồng từ xổ số hoàn toàn mang tính may rủi, chẳng vì đầu tư tiền bạc, công sức gì và không đáng được khuyến khích, thì lại chỉ phải nộp thuế có 10%, trong khi nhiều nước đánh thuế thu nhập khoản này tới 50%.
Một ví dụ khác là theo các quy định hiện hành, các khoản thu nhập từ đầu tư kinh doanh đều bị đánh thuế, tuy nhiên lãi tiền gửi ngân hàng thì lại không, trong khi đây đã trở thành một kênh đầu tư thực thụ và thu lợi nhuận rất lớn đối với nhiều người. Ngưỡng chịu thuế và thuế suất có thể tính toán cho phù hợp nhưng nguyên tắc là phải đánh thuế. Tại sao một người gửi ngân hàng hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, thu lãi tiền gửi mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng mà lại không bị đánh thuế, trong khi một cổ đông nhận được một đồng cổ tức cũng phải nộp thuế thu nhập 5%, thậm chí một nhà đầu tư cắt lỗ cổ phiếu cũng phải nộp thuế cho khoản đầu tư bị lỗ đầm đìa.
Nguyên nhân là cứ giữ nguyên tư duy từ thời bao cấp, khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng, đánh đồng, không phân biệt giữa người tiền gửi tiết kiệm nhỏ lẻ với rất nhiều khách hàng đầu tư thực thụ qua kênh ngân hàng. Thời kỳ chưa chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế tư bản tư nhân bị ngăn cấm, mọi nguồn tiền đều tập trung vào hệ thống ngân hàng để cung ứng cho nền kinh tế nhà nước và tập thể. Vì vậy, con đường duy nhất là khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng.
Ví dụ, vào năm 1959, Nghị định số 87-VP/NGĐ quy định, chỉ có cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, học sinh và các tầng lớp nhân dân lao động khác, chứ những người kinh doanh cá thể hay tiểu thương buôn bán không được gửi tiết kiệm. Thời kỳ đó, vì cá nhân thì gần như chỉ có hình thức gửi tiết kiệm, còn các pháp nhân cũng chỉ được cho vay theo nhu cầu sử dụng vốn, thừa tiền thì phải nộp vào ngân hàng, chứ không có việc gửi lấy lãi là mục tiêu chính như bây giờ.
Bối cảnh đã thay đổi hoàn toàn, ngày nay người dân có tiền, nhất là có nhiều tiền nhàn rỗi, thì cần được khuyến khích đưa vào các kênh đầu tư, kinh doanh, chứ sao cứ giữ mãi việc chỉ gửi vào ngân hàng như thời xa xưa?
Vì vậy, cần phải thay đổi triết lý đánh thuế: Cần khuyến khích người có nhiều tiền đầu tư thẳng vào phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hơn là việc đầu tư vòng qua ngân hàng và càng không thể “ưu đãi” cho dân chơi xổ số.
Thời bao cấp, nguyên lý thì sai, nhưng chính sách cũng có những quy định khá chuẩn. Ví dụ, doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất thấp, vì nhà nước không khuyến khích việc đó, mà cái lý là phải đưa tiền thẳng vào sản xuất, kinh doanh. Thời trước, xổ số đúng với bản chất của nó là “ích nước, lợi nhà”, góp phần quan trọng vào công cuộc kiến thiết đất nước, phần thưởng cũng không quá cao, thì cũng giống như thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, từ tiền lương, tiền công và mọi khoản thu nhập khác, chưa cần đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên việc chơi xổ số bây giờ đôi khi không khác mấy việc đánh bạc và giải thưởng có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng, mà vẫn cứ xử lý thuế như xưa thì đó là sự nhầm lẫn.
Còn thời nào thì Nhà nước cũng vẫn khuyến khích tối đa những khoản tiền gửi nhỏ lẻ của cá nhân và bảo đảm cho họ không bị mất tiền trong trường hợp xảy ra rủi ro. Hiện nay, bảo hiểm tiền gửi mới chỉ chi trả mức tối đa 125 triệu đồng cho tiền gửi của một người tại một ngân hàng.
Câu chuyện trái phiếu cũng là một vấn đề cho thấy chính sách đang có những điều chỉnh chưa phù hợp. Cần nhận thức rằng trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng của nền kinh tế, thế nhưng chỉ vì một vụ đang bị điều tra sai phạm, lập tức đang gấp rút bổ sung thêm nhiều điều kiện trói chặt, ví dụ như không cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Những ý tưởng này thực ra không có cơ sở nào cả, không ai giải thích được vì sao lại là 3 lần mà không phải 5 lần hay 7 lần. Đối với doanh nghiệp này, 3 lần là rủi ro, nhưng đối với lĩnh vực kia thì 10 lần cũng vẫn an toàn. Năm 2020 vừa mới bỏ con số khống chế 5 lần được đưa ra vào năm 2018 trước đó.
Đầu tư tài chính là đánh bạc với tương lai, là sự chấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn, rủi ro bằng không thì lợi nhuận cũng gần về không. Sự hấp dẫn của đầu tư tài chính là ở đó. Vậy nhà nước chỉ cần làm tốt vai trò quản lý, ngăn chặn, xử phạt những hành vi có dấu hiệu lừa đảo, gian dối và công khai minh bạch thông tin, còn quyết định đầu tư và chấp nhận rủi ro hay không là việc của người dân.
Cần rạch ròi quan điểm mang tính nguyên lý: Đầu tư, kinh doanh không phải là trách nhiệm của nhà nước mà là việc của người dân. Nhìn thấy cơ hội kiếm lợi, người dân sẽ lao vào đầu tư, không ai cản được, điển hình là làn sóng mua bán tiền số khi Việt Nam chưa có bất cứ hành lang pháp lý nào. Nhà nước bảo vệ nhà đầu tư bằng cách chỉ tạo ra hành lang pháp lý mấu chốt, tối thiểu, đơn giản, rõ ràng và bảo đảm việc tuân thủ đúng.
Càng đòi hỏi nhiều, càng vẽ ra nhiều quy định, càng đặt ra nhiều mục tiêu, thì càng tạo thêm gánh nặng cho xã hội, càng làm khó cho cuộc sống và càng khó kiểm soát. Nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng trong việc trừng phạt vi phạm, hỗ trợ, thu hồi và hoàn trả cho nhà đầu tư khi xảy ra rủi ro, nhưng Nhà nước không thể bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động đầu tư tài chính của người dân, bởi rủi ro chính là căn tính của hoạt động đầu tư này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.