Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance, thị trường công nghệ tài chính Việt Nam năm 2017 đạt 4,4 tỷ USD và dự báo tăng lên 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Với lợi thế tỷ lệ tiếp cận internet và sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao tại khu vực đô thị, mức thu nhập và tiêu dùng gia tăng, cùng lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường fintech (công nghệ tài chính) hiện sở hữu nhiều tiềm năng phát triển lớn.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, số lượng công ty fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt đã tăng từ 40 lên gần 100 công ty. Trong đó, lĩnh vực thanh toán đóng vai trò chủ đạo với 26 công ty được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Không bỏ qua cơ hội phát triển, nhiều năm qua, các quỹ đầu tư liên tục hợp tác, rót vốn vào thị trường fintech Việt Nam. Song song với sự phát triển của thanh toán điện tử, ví điện tử được xem là thị trường khá sôi động khi ghi nhận nhiều phản hồi tích cực.
Số lượng người dùng tăng nhờ vào những giải pháp liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech, cùng với đó là khuyến mãi, ưu đãi liên tục. Đây cũng là nỗ lực nhằm giảm thanh toán tiền mặt và mang lại sự thuận tiện, nhiều lợi ích hơn cho người dùng.
Các chuyên gia nhận định với sự phổ biến của các dịch vụ mới, phương thức thanh toán không tiền mặt có cơ hội bùng nổ trong thời gian tới.
Sự phát triển của fintech và thanh toán điện tử còn đến từ chính sách khi mới đây, đã có đề xuất việc không sử dụng tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, học phí cũng như các khoản chi phí sinh hoạt khác ở đô thị từ tháng 12/2019.
Theo một chuyên gia tài chính, ví điện tử hiện đóng vai trò quan trọng hình thành các "siêu ứng dụng", những hệ sinh thái khổng lồ của các startup kỳ lân như Sea hay Grab. Theo đó, các ứng dụng này ngoài việc giúp người dùng tiếp cận phương thức thanh toán mới mà còn giúp liên kết khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.
Điển hình, sau khi tích hợp vào Foody, ví điện tử AirPay trở thành kênh đặt hàng và thanh toán chính thức của Foody cùng dịch vụ giao đồ ăn Now. AirPay cũng đang tích cực chạy đua khuyến mãi thúc đẩy người dùng liên kết thẻ ngân hàng với ứng dụng.
Thông qua AirPay, khách hàng còn có thể đặt hàng, thanh toán hoá đơn, mua thẻ điện thoại, vé xem phim, vé máy bay dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, vay tiêu dùng... với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ứng dụng hỗ trợ nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến, hướng tới người dùng trẻ và game thủ.
Trong tương lai, với một thị trường fintech đang phát triển sôi động, sẽ mở ra viễn cảnh về sự sáp nhập toàn diện các dịch vụ thanh toán, cho vay và đầu tư vào một ứng dụng di động.
Theo thống kê của Statista vào năm 2017, Việt Nam có 28,77 triệu người sử dụng điện thoại thông minh và 53% dân số sử dụng internet. Với dân số trẻ, thích sự mới lạ, nắm bắt xu hướng toàn cầu nhanh, Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng cho những phương thức thanh toán mới như ví điện tử.
Hiện có hàng chục ví điện tử đang giành thị phần, trong đó nhiều doanh nghiệp tận dụng sự hậu thuẫn từ công ty, quỹ đầu tư ngoại. Các ứng dụng lớn có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài là AirPay, Grabpay by Moca, Momo, Payoo...
Với tập khách hàng lớn có sẵn cùng với tiềm lực tài chính, các ứng dụng này thường xuyên tung ưu đãi, khuyến mãi góp phần thay đổi thói quen thanh toán của khách hàng.
Sau khi hợp tác với Grab năm 2018, ví điện tử Moca đang tích cực mở rộng dịch vụ trong hệ sinh thái có sẵn như đặt đồ ăn, giao hàng. Trong khi đó ví Momo đẩy mạnh nhiều hoạt động khuyến mãi hấp dẫn, mua hàng trên các trang thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại trả sau...
Trong khi MoMo xuất hiện khá sớm tại Việt Nam thì AirPay lại được biết đến nhiều gần đây thông qua sự tích hợp chặt chẽ với nền tảng giao nhận đồ ăn Now.vn. AirPay cũng thu hút các game thủ với mức chiết khấu và ưu đãi cao do đơn vị chủ quản là nhà phát hành game online lớn tại Việt Nam.
Tuy mới tham gia thị trường nhưng AirPay được đánh giá là đối thủ đáng gờm trong ngành khi có bệ đỡ là tập đoàn công nghệ đến từ Singapore: Sea Group. Tập đoàn này hợp tác với công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử Việt Nam (VED) để triển khai dịch vụ thanh toán AirPay.
Năm 2017, Sea mua phần lớn cổ phần của Foody - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đặt nhà hàng và giao thức ăn ở Việt Nam với giá 64 triệu USD. Việc thâu tóm Foody này là bước đầu để tập đoàn chuẩn bị cho nền tảng thanh toán AirPay bùng nổ tại Việt Nam.
Hiện hai lĩnh vực hoạt động của Sea tại Việt Nam là thể thao điện tử (Garena) và thương mại điện tử Shopee đều có tập khách hàng lớn, tiềm năng phát triển mạnh, tạo nền tảng cho ví điện tử AirPay sớm giành vị thế lớn trên thị trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.